Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

SONY, LENOVO VÀ CÁC ĐẠI GIA CÔNG NGHỆ "HÍT KHÓI" WHATSAPP

Năm 2012, Facebook mua Instagram với giá 1 tỷ USD, chỉ vài ngày sau đó Audi đã mua lại Ducati với giá 1,1 tỷ USD. Thật trớ trêu khi một hãng sản xuất xe máy 85 tuổi, thường xuyên xuất xưởng những chiếc mô tô tốt nhất thế giới lại có giá trị chỉ bằng một ứng dụng chụp ảnh 2 năm tuổi.
Mới đây, Facebook lại gây sốc khi mua WhatsApp với mức giá 19 tỷ USD, một mức giá cực cao dành cho một ứng dụng nhắn tin. Nhưng đồng thời, nó cũng cho thấy một thực tế phũ phàng là có nhiều hãng công nghệ đại thụ của thế giới, hoạt động trong nhiều thập kỷ qua và cung cấp hàng trăm sản phẩm cao cấp lại có giá trị thấp hơn WhatsApp, trong số đó có cả Sony, Lenovo, Motorola, Panasonic...
1. Motorola
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Đầu năm 2014 Google đã bán Motorola cho Lenovo với mức giá chỉ 2,91 tỷ USD. Trước đó, năm 2011, gã khổng lồ tìm kiếm đã bỏ ra 12,5 tỷ USD để thâu tóm Motorola.
2. AOL
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Trị giá 3,49 tỷ USD, AOL không chỉ là một nhà cung cấp dịch vụ Internet, hãng còn là một gã khổng lồ truyền thông đa phương tiện với khối "bất động sản" trực tuyến khổng lồ bao gồm TechCrunch, Endgadget, và Huffington Post.
3. EA
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Với các thương hiệu giá trị như Battlefield, Madden, Need for Speed và The Sims, giá trị của EA chỉ đạt 8,64 tỷ USD, chưa bằng một nửa của WhatsApp.
4. Nvidia
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Nvidia nổi tiếng với sản phẩm card đồ họa GeForce, và công ty có giá trị 10,57 tỷ USD này cũng là nhà sản xuất các vi xử lý Tegra mạnh mẽ dành cho tablet và smartphone.
5. Olympus
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Gã khổng lồ camera Nhật Bản Olympus có giá trị cao hơn các đối thủ như Nikon, Fujifilm và Ricoh. Nhưng với 11,08 tỷ USD, giá trị của Olympus vẫn kém hơn so với WhatsApp.
6. Lenovo
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Với giá trị 11,36 tỷ USD, Lenovo, nhà sản xuất máy tính lớn nhất thế giới đã bị WhatsApp vượt mặt. Doanh số máy tính đang giảm dần nên tình trạng này sẽ còn kéo dài.
7. Activision Blizzard
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Activision Blizzard đã lập kỷ lục vào năm 2012 khi tựa game Call of Duty: Black Ops II chạm mốc 500 triệu USD doanh số chỉ trong 24 giờ. Tuy sở hữu những "máy in tiền" cỡ lớn như vậy nhưng tổng giá trị của hãng cũng chỉ dừng ở con số 13,66 tỷ USD.
8. Panasonic
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Chúng ta biết tới Panasonic qua những chiếc TV plasma chất lượng, nhưng gã khổng lồ Nhật Bản có giá trị 16,74 tỷ USD này cũng sản xuất mọi thứ từ camera tới bàn là, máy hút bụi và lò vi sóng.
9. Nintendo
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Hãng thiết kế game nổi tiếng thế giới này đang rơi vào thời kỳ khó khăn, với tổng giá trị 17,48 tỷ USD Nintendo vẫn làm lu mờ các đối thủ nhưng kém một chút so với WhatsApp.
10. Sony
Top 10 hãng công nghệ nổi tiếng có giá trị thấp hơn WhatsApp
Sony có tổng giá trị 17,82 tỷ USD, vẫn kém hơn so với WhatsApp. Vào năm 2007, giá trị của Sony là 57 tỷ USD (1.212,7 nghìn tỷ đồng) nhưng suy thoái toàn cầu và cạnh tranh gay gắt của Samsung và LG đã khiến Sony khánh kiệt.
Hoàng Kỷ
Theo DigitalTrend

Thứ Năm, 20 tháng 2, 2014

Macrium Reflect Professional 5.2




Macrium Reflect Professional là một phần mềm dùng sao lưu, phục hồi hầu như mọi dạng dữ liệu (phân vùng, file, thư mục). Macrium Reflect được phát triển bởi CT Paramount Software UK Ltd từ 2006, đến phiên bản 5 với nhiều cải tiến vượt bậc có thể nói đã qua mặt các đàn anh như Norton Ghost 15, Acronis True Image 2010, Drive Snapshot 1.39...

Macrium Reflect Professional cũng có khả năng sao lưu ngay trong Windows đang làm việc không chút khó khăn, biết loại trừ file pagefile.sys giúp giảm bớt dung lượng cho cho file sao lưu. Còn khi phục hồi, dĩ nhiên phần mềm nào cũng phải làm việc ngoài Windows, Macrium Reflect Professional cho phép bạn tạo đĩa CD dành phục hồi tốt trong 2 môi trường tùy chọn là WinPE hay Linux.

Giao diện người dùng đơn giản nhưng chuyên nghiệp xuất hiện. Dòng lệnh trực quan trên cùng của cửa sổ, và các tab cho thấy các tùy chọn cho hình ảnh đĩa, phân vùng, định nghĩa XML, và sao lưu theo lịch trình. Một hướng dẫn hữu ích sẻ hướng dẫn bạn qua quá trình thiết lập sao lưu của bạn. Trước khi tiếp tục, nó cung cấp cho bạn một bản tóm tắt bản sao lưu của bạn để bạn có thể thấy các loại sao lưu, điểm đến, loại nén, mật khẩu bảo vệ . Đây cũng là nơi bạn có thể thực hiện cấu hình cao cấp với mức độ và kích thước tập tin.

Bảo vệ tài liệu cá nhân, hình ảnh, âm nhạc và email. Nâng cấp đĩa cứng hoặc thử hệ điều hành mới trong kiến **trúc an toàn mà tất cả mọi thứ được lưu an toàn trong một tập tin sao lưu dễ dàng phục hồi.

Sao lưu file và thư mục và gắn kết chúng như một ổ đĩa ảo trong Windows Explorer. Macrium Reflect hỗ trợ sao lưu, ổ đĩa mạng và USB nội bộ cũng như ghi chép cho tất cả các định dạng DVD.

Sử dụng Macrium Reflect Professional Edition bạn có thể sao lưu toàn bộ phân vùng hoặc các tập tin và thư mục cá nhân thành một tập tin nén lưu trữ duy nhất có thể gắn kết. Sau đó có thể được sử dụng để tạo ra một hình ảnh chính xác của phân vùng trên đĩa cứng để dễ dàng nâng cấp đĩa cứng hoặc phục hồi hệ thống.



Các tính năng:
• Tạo ra hình ảnh ổ đĩa, phân vùng trong khi làm việc trong Windows bằng cách dùng tác vụ VSS (Microsoft Volume Shadow Copy Service) rất chính xác.
• File ảnh đĩa này có thể lưu được qua hệ thống mạng, USB, Firewire (IEEE 1394) và DVD.
• Nhiều mức nén và tốc độ làm việc khác nhau.
• Bản cứu hộ trên CD, có nền tảng Linux, tiếp cận được hệ thống mạng.
• Được chế tạo để ghi ngay ra đĩa CD/DVD.
• Có tác vụ hướng dẫn làm từng bước qua một giao diện dạng thuật sĩ trực tuyến.
• Có thể xem nội dung file ảnh đĩa trong Windows Explorer bằng click chuột.
• Có thể lên kế hoạch tạo file ảnh đĩa vào những thời điểm định trước.
• Tối ưu hóa khoảng trống của ổ đĩa gắn ngoài.
• Tích hợp công cụ Generator VB script và Wscript để kiểm soát quá trình sao lưu được tối ưu.
• Bao gồm nhiều bộ lọc giúp bạn chỉ chọn lọc sao lưu lại những thứ nào thật cần thiết. Những file đang dùng trong Windows như Outlook.pst vẫn được sao lưu ngay cả khi file này đang được dùng (bị khoá).
• Có thể phục hồi từng file, thư mục riêng biệt.
• Có có thể tạo ra file ảnh đĩa đầy đủ hay thay đổi từng phần, hay chỉnh sửa để tối ưu hóa tốc độ và không gian đĩa.
• Nếu Windows bị trục trặc, không boot vào được nữa, bạn có thể khởi động máy tính lại bằng cách dùng đến đĩa cứu hộ Macrium Rescue CD. Đĩa này khởi động bằng một bản thu nhỏ hệ OS Linux với giao diện đồ họa. Kế đó bạn có thể hồi phục lại toàn bộ hình ảnh ổ đĩa chỉ bằng một vài cái click chuột.
• Duyệt, mở lại file sao lưu như một ổ cứng ảo 32bit trong Windows Explorer.
• Có thể tùy chọn nhiều mức nén khác nhau.
• Bảo vệ bằng mật mã để tránh xâm nhập vào hình ảnh sao lưu này mà không có phép.
• Phục hồi phân vùng khác tính chất như phân vùng logical thành phân vùng bootable.
• Track 0 (MBR) cũng sao lưu cùng lúc với các bản sao lưu.

* Kéo và thả với giao diện người dùng:
Mới - giao diện người dùng trực quan hơn hỗ trợ kéo và thả các phân vùng khi sao lưu hoặc khôi phục. Dễ sử dụng với trình thuật sĩ trực quan và các chức năng chính truy cập nhanh, sao lưu và khôi phục lại bây giờ là dễ dàng hơn bao giờ hết.

* WinPE 3.1 môi trường cứu hộ:
Bao gồm phiên bản mới nhất của Microsoft Windows Preinstallation Environment cung cấp hỗ trợ cho các thiết bị nhiều hơn cùng với hỗ trợ USB 3.0.

* Trực tiếp sao chép đĩa:
Trực tiếp sao chép đĩa cứng khác mà không cần tạo một tập tin hình ảnh đầu tiên. Phân vùng có thể được sắp xếp ngăn nắp và thay đổi kích thước trong quá trình này.

Sắp xếp lại và thay đổi kích thước phân vùng:
Thay đổi thứ tự và kích thước của phân vùng khi chúng được phục hồi

* Khôi phục lại nhiều phân vùng:
Khôi phục toàn bộ đĩa hoặc nhiều phân vùng trong một hoạt động đơn lẻ

* Sao lưu luân chuyển đến điểm đích:
Dễ dàng luân chuyển đến các địa điểm sao lưu bằng cách xác định một danh sách các địa điểm sao lưu khác

* Chấp nhận tập tin và thư mục sao lưu NTFS:
Bao gồm danh sách kiểm soát truy cập NTFS (cho phép) như một phần của một tập tin và thư mục sao lưu, các điều khoản sau đó có thể được phục hồi.

* Bố trí lại các dịch vụ:
Khôi phục hệ điều hành Dịch vụ Windows của bạn để sử dụng tính năng phần cứng mới "ReDeploy for Servers" , giao diện người dùng đơn giản và trực quan rõ ràng.

* Hỗ trợ driver WinPE:
Thêm hỗ trợ trình điều khiển cho Microsoft WinPE chưa bao giờ được dễ dàng hơn, Macrium Reflect sẽ nhắc để thêm trình điều khiển cho các thiết bị không được hỗ trợ trong WinPE.

* Hỗ trợ UEFI:
Hỗ trợ cho các Motherbboards UEFI mới nhất với GPT khởi động.

* Tích hợp thành phần email:
Gửi bản sao lưu hoàn thành , email thông báo trạng thái với các thành phần email tích hợp mới.

* Hình ảnh đĩa:
Tạo hình ảnh của toàn bộ ổ đĩa hoặc phân vùng đã chọn cho phép bạn khôi phục lại hệ điều hành hoặc Volume dữ liệu mà không cần phải cài đặt lại

* Gia tăng và sao lưu khác biệt:
Tạo sao lưu gia tăng và khác biệt từ một bản sao lưu hình thành đầy đủ

* Tập tin và thư mục sao lưu:
Sao lưu nhiều bộ sưu tập các tập tin và thư mục từ Volumé khác nhau

* Mã hóa AES và bảo vệ với mật khẩu:
Sử dụng công nghiệp Advanced Encryption Standard để mã hóa sao lưu, lựa chọn giữa sức mạnh 128, 192 và 256 bit . Mật khẩu bảo vệ sao lưu để ngăn chặn truy cập trái phép

* Mật khẩu bảo vệ:
Thêm mật khẩu bảo vệ hơn nữa cho một bản sao lưu để ngăn chặn truy cập trái phép vào dữ liệu của bạn

* Quản lý không gian đĩa:
Quản lý số lượng không gian đĩa được sử dụng bằng cách xác định có bao nhiêu bộ sao lưu được giữ lại 

Hỗ trợ ổ đĩa:
• IDE
• SATA
• SCSI
• USB
• IEEE 1394 (FireWire)

Các định dạng CD DVD:
• CD-R
• CD-RW
• DVD-R
• DVD-RW
• DVD + R
• DVD RW
• DVD-R DL
• DVD + R DL

Hỗ trợ các tập tin hệ thống:
• NTFS (Tất cả các phiên bản)
• FAT16
• FAT32
• Ext2/3FS



Yêu cầu: Windows 7,Windows 8, VISTA, XP, 2000 


http://hdvnbits.org/details.php?id=97783

Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014

CƠN SỐT “VỖ CÁNH” TRÊN MẠNG

(TBKTSG Online) - Mặc dù tác giả Nguyễn Hà Đông đã rút trò chơi Flappy Bird khỏi các cửa hàng phần mềm App Store (của Apple) và Play Store (của Google) từ cuối tuần trước song sức hấp dẫn khó cưỡng của trò chơi này, cùng với danh tiếng và lợi nhuận mà nó mang lại, đã gây nên một “cơn sốt” trên mạng, dẫn tới sự ra đời của hàng chục trò chơi “nhái” (clone) Flappy Bird và cả một kiến nghị đòi khôi phục trò chơi này.
Trang web chuyên công nghệ TechCrunch hôm nay (16-2) đưa tin các tập đoàn Google và Apple đã quyết định từ chối đưa lên cửa hàng của mình tất cả các phần mềm trò chơi có chữ “Flappy” (vỗ cánh) trong tiêu đề, với lý do “gây nhầm lẫn với một ứng dụng phổ biến”.
TechCrunch dẫn trường hợp của nhà lập trình game Ken Carpenter thuộc Công ty Mind of Juice có trụ sở tại Vancouver, Canada cho biết, trò chơi “Flappy Dragon” (Con rồng vỗ cánh) của ông ta đã bị Apple từ chối, dựa trên điều 22.2 của bản quy ước App Store Review Guidelines. Điều này quy định mọi phần mềm có chứa thông tin sai lệch, có tính lừa đảo hoặc gây hiểu nhầm đều bị từ chối. “Con rồng vỗ cánh” cũng bị Google từ chối, không cho đăng trong cửa hàng phần mềm dành cho hệ điều hành Android.
Không chỉ từ chối “Con rồng vỗ cánh”  mà hôm nay Apple và Google cũng bắt đầu loại ra khỏi cửa hàng tất cả những trò chơi “vỗ cánh” khác, chẳng hạn như “Con ong vỗ cánh”(Flappy Bee), “Máy bay vỗ cánh” (Flappy Plane), “Siêu anh hùng vỗ cánh” (Flappy Super Hero), “Người bay vỗ cánh” (Flappy Flyer),”Con chó vỗ cánh” (Flappy Doge) v.v… Việc loại bỏ các trò chơi này đã làm cho lượng người tải các trò chơi xếp hạng “top” trên hai cửa hàng phần mềm này sụt giảm nghiêm trọng.
Trong một diễn biến liên quan, trên trang web kiến nghị (petition) của Nhà Trắng hôm 13-2 đã xuất hiện một bản kiến nghị yêu cầu Tổng thống Barack Obama đưa trò chơi Flappy Bird lên mạng trở lại (một việc mà Chính phủ Mỹ không thể làm được nếu không có sự đồng ý của tác giả Nguyễn Hà Đông), theo tin của mạng CNet; tuy nhiên đến hôm nay 16-2 kiến nghị này đã bị gỡ bỏ.
Do người chơi không thể “tải” trò chơi Flappy Bird về điện thoại/máy tính bảng nữa, một số người nhạy bén về kinh doanh đã bắt đầu rao bán trên mạng ebay những chiếc điện thoại đã cài sẵn trò chơi này, với giá cao gấp vài lần so với giá của thiết bị; một chiếc iPhone có cài sẵn trò chơi Flappy Bird chẳng hạn được rao với giá lên tới trên 1.000 đô la Mỹ.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

USB 2.0 VS USB 3.0: NHỮNG KHÁC BIỆT DÂN CÔNG NGHỆ CẦN BIẾT

(GenK.vn) - USB 3.0 là chuẩn giao tiếp tốc độ cao, quản lý năng lượng tốt hơn, hứa hẹn sẽ thế chỗ USB 2.0 vốn đã “tung hoành” hơn 10 năm.

Hầu hết các loại máy tính hiện nay đều được tích hợp ít nhất là một cổng USB 3.0. Nhưng tốc độ của chuẩn USB 3.0 nhanh hơn bao nhiêu? Liệu bạn có cảm thấy sự cải thiện về tốc độ khi bạn sử dụng?
Các loại giao tiếp USB 2.0 và 3.0.
Các loại giao tiếp USB 2.0 và 3.0.

Vấn đề tương thích
Hầu hết các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.0 đều có khả năng tương thích ngược với USB 2.0. Trong đó các thiết bị này vẫn sẽ hoạt động bình thường, tuy nhiên tốc độ bị giới hạn lại vì cổng USB 2.0 có tốc độ thấp hơn. Và ngược lại, bạn có thể sử dụng thiết bị dùng chuẩn USB 2.0 cắm vào cổng USB 3.0.
Phân biệt USB 2.0 và USB 3.0
Khi bạn mua một thiết bị (hay bạn mua laptop, bo mạch chủ,…) thì làm sao để phân biệt được đây? Có một cách rất đơn giản: thông thường các chân cắm chuẩn USB 2.0 có màu đen, còn 3.0 có màu xanh dương.
USB 2.0 vs USB 3.0: Những khác biệt dân công nghệ cần biết

Tuy nhiên, có một số sản phẩm thay đổi màu sắc, chẳng hạn như USB 2.0 có màu đỏ (trên các bo mạch chủ dùng cho desktop của Asus).
Cổng USB 2.0 được sơn màu đỏ trên bo mạch của ASUS.
Cổng USB 2.0 được sơn màu đỏ trên bo mạch của ASUS.

Thậm chí để “tông sẹc tông” với màu với sản phẩm, một số laptop chơi game của hãng Razer trang bị USB 3.0 màu xanh lục.
Cổng USB 3.0 được sơn màu xanh lục để phù hợp với màu đèn bàn phím.
Cổng USB 3.0 được sơn màu xanh lục để phù hợp với màu đèn bàn phím.

Tốc độ theo lý thuyết
USB là một tiêu chuẩn và được xác định dựa vào "tín hiệu tốc độ" để giao tiếp. Theo lí thuyết, tốc độ chuẩn của USB 2.0 tối đa là 480 Mbps, tức 60MB/s. Trong khi chuẩn USB 3.0 được xác định với tốc độ tối đa là 4.8 - 5 Gbps, tức 600 - 625MB/s. Bạn dễ dàng nhận thấy về mặt lí thuyết USB 3.0 nhanh hơn USB 2.0 hơn 10 lần.
USB 2.0 vs USB 3.0: Những khác biệt dân công nghệ cần biết

Nếu bạn thường xuyên cập nhật tin tức thì chắc bạn có nghe một tin là hiện tại các nhà sản xuất đã bắt tay, nghiên cứu sản xuất các sản phẩm có mặt chuẩn USB 3.1. USB 3.1 với tốc độ theo lý thuyết là 10Gbps, tức nhanh gấp 2 lần so với USB 3.0, và đạt ngưỡng với tốc độ của Thunderbolt - vốn được sử dụng trên các sản phẩm cao cấp như MacBook chẳng hạn.
USB 3.1 ra mắt với tốc độ gấp đôi so với USB 3.0

Dự kiến chuẩn USB 3.1 sẽ ra mắt và cuối năm nay. Tuy nhiên, bạn đừng bận tâm tới điều này vì giá thành của chúng cũng sẽ rất “chát”, mặc dù có rẻ hơn Thunderbolt.
Tạm gác chuyện USB 3.1 qua một bên, nếu phép so sánh chỉ đơn thuần như vậy thì đương nhiên ai cũng muốn mình sở hữu thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.0 để có tốc độ nhanh hơn. Đó là tính toán theo lí thuyết thôi, nhưng trên thực tế, hầu hết các thiết bị rất khó để đạt được tốc độ tối đa.
Bạn cần lưu ý một điều: tiêu chuẩn này chỉ xác định tốc độ truyền tải tối đa của dữ liệu thông qua cổng USB, không phải của thiết bị. Mỗi thiết bị đều có mức giới hạn tốc độ khác nhau (chủ yếu là do thành phần cấu tạo nên).
Cổng USB 3.0 (màu xanh dương) và cổng USB 2.0 (màu đen) trên laptop Lenovo.
Cổng USB 3.0 (màu xanh dương) và cổng USB 2.0 (màu đen) trên laptop Lenovo.

Ví dụ như ổ cứng di động, USB, tuy chúng đều sử dụng chuẩn USB 3.0 nhưng do cấu tạo khác nhau, nên tốc độ của chúng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như với USB, tùy thuộc vào công nghệ chip nhớ, chip nhớ càng tốt thì USB đó sẽ có tốc độ cao và ngược lại, tốc độ sẽ chậm hơn. Bên cạnh đó, chúng còn phụ thuộc rất nhiều vào cấu hình máy tính. Nếu máy tính sử dụng SSD thì tốc độ truyền tải sẽ nhanh hơn rất nhiều so với máy tính sử dụng HDD.
Đánh giá thực tế
Hãy tạm quên đi tốc độ về mặt lý thuyết ở trên, bây giờ chúng ta hãy xem ổ đĩa flash USB 3.0 làm việc như thế nào trong thực tế và liệu ổ đĩa USB 3.0 nhanh hơn ổ đĩa USB 2.0 là bao nhiêu? Một lần nữa bạn cần nhớ rằng điều này còn phụ thuộc vào từng ổ đĩa cụ thể.
Trang Tomshardware.com đã có những thử nghiệm thực tế để xác định tốc độ làm việc của các loại ổ đĩa flash USB 3.0 từ rất nhiều nhà sản xuất ổ đĩa flash hiện nay trên thị trường. Đây được xem như là một bài đánh giá toàn diện nhất về tốc độ làm việc thực tế của các loại ổ đĩa flash hiện nay. Bạn đọc tham khảo tại đây.
USB 2.0 vs USB 3.0: Những khác biệt dân công nghệ cần biết

Trong bài đánh giá cũng hiện diện một vài ổ đĩa chuẩn USB 2.0 ở dưới cùng của bảng xếp hạng, tốc độ ghi vào khoảng từ 7,9 MB/s đến 9,5 MB/s. Trong khi ổ đĩa flash USB 3.0 thử nghiệm thì có tốc độ ghi từ 11,4 MB/s lên cao nhất đến 286,2 MB/s.
USB 2.0 vs USB 3.0: Những khác biệt dân công nghệ cần biết

Thông qua bảng kiểm tra theo thực tế mà trang Tomshardware.com thực hiện, rõ ràng ổ đĩa flash chuẩn USB 3.0 có tốc độ thấp nhất cũng không nhanh hơn bao nhiêu so với các ổ USB 2.0. Nhưng ổ đĩa flash USB 3.0 tốt nhất nhanh hơn 20 lần so với ổ USB 2.0.
Không có gì phải ngạc nhiên về sự khác biệt trên, bởi các ổ đĩa chậm nhất là những ổ đĩa có giá rẻ, trong khi những ổ đĩa flash có tốc độ nhanh hơn sẽ đắt hơn.
Giá cả
Trước đây, giá thành các thiết bị sử dụng chuẩn USB 3.0 vẫn còn đắt vì chưa phổ biến. Nhưng công nghệ liên tục phát triển, càng nhiều người dùng tiếp cận được công nghệ mới nên gía thành các thiết bị này thực sự dễ chịu hơn so với trước đây.
Cùng một loại USB 3.0 nhưng có loại giá cao hơn, có loại giá thấp hơn.
Cùng một loại USB 3.0 nhưng có loại giá cao hơn, có loại giá thấp hơn.

Vậy có khi nào bạn tự hỏi mình mua ổ đĩa USB 3.0 với mức giá bao nhiêu là đủ và mình sẽ sử dụng ổ đĩa đó như thế nào? Khi bạn đi ra các cửa hàng để mua USB, cùng dung lượng (thậm chí cùng hãng), bạn thường thấy rằng nhiều thiết bị USB 2.0 có giá siêu rẻ, trong khi USB 3.0 thì đắt hơn nhiều. Nhưng nếu bạn để ý, cùng một dung lượng nhưng USB 3.0 lại rẻ hơn 2.0 (!). Vậy vấn đề là như thế nào?
Nếu bạn chỉ muốn lưu trữ các loại tài liệu thông thường thì USB 2.0 cũng đáp ứng rất tốt nhu cầu này. Mặt khác, nếu bạn muốn có một thiết bị để sử dụng thường xuyên, quan tâm đến tốc độ, đặc biệt là nếu bạn phải thường xuyên sao chép các tập tin lớn, USB 3.0 là một sự lựa chọn tốt.
USB 32GB 3.0 của hãng Transcend có giá thấp hơn trong khi USB 32GB loại 2.0 của hãng Kingmax, PNY lại đắt hơn. Thậm chí USB 32GB 2.0 cùng hãng Transcend lại có giá cao hơn.
USB 32GB 3.0 của hãng Transcend có giá thấp hơn trong khi USB 32GB loại 2.0 của hãng Kingmax, PNY lại đắt hơn. Thậm chí USB 32GB 2.0 cùng hãng Transcend lại có giá cao hơn.

Nhưng bạn cũng cần phải lưu ý rằng, “tiền nào của nấy”. Thực tế, một USB 3.0 có giá rẻ thì tốc độ của nó cũng xấp xỉ như USB 2.0, độ bền không cao. Một USB 3.0 dung lượng 8GB có giá cao hơn so với USB 3.0 16GB thì đương nhiên tốc độ sẽ nhanh hơn so với 16GB. Do đó bạn sẽ phải chi tiền nhiều hơn nếu muốn cải thiện tốc độ.
Một số lưu ý
Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết bị USB tốt, tốc độ nhanh để sử dụng thường xuyên, bạn nên tham khảo trên mạng trước, sau đó xác định xem thiết bị mà bạn muốn mua nhanh như thế nào.
Các con số 190MB/s, 135MB/s,… có lẽ sẽ rất “hấp dẫn” đối với người mua. Nhưng đây chỉ là những con số mà nhà sản xuất đưa ra để marketing sản phẩm của họ. Vì thế họ thường phóng đại lên để “quyến rũ” bạn. Do đó bạn đừng quá tin tưởng những con số này, mà hãy tìm kiếm các tiêu chuẩn, tham khảo các bài đánh giá trên các diễn đàn, các trang web công nghệ mới là chính xác nhất.
USB 2.0 vs USB 3.0: Những khác biệt dân công nghệ cần biết

Chuẩn USB 3.0 cho tốc độ truyền nhanh hơn rất nhiều, nhưng không phải tất cả thiết bị sẽ đáp ứng được điều đó. Tốc độ của chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như tốc độ của bộ nhớ flash bên trong USB, tốc độ quay vòng của ổ cứng di động,… phụ thuộc vào cấu hình máy tính sử dụng và còn phụ thuộc vào nhu cầu của người dùng.
Trong tương lai, USB 3.0 cũng sẽ dần thay thế và có mặt trên tất cả các thiết bị đang còn sử dụng chuẩn USB 2.0 (điều mà USB 2.0 đã từng làm với USB 1.1), nhưng tin vui là dù thay đổi thế nào thì chuẩn USB 3.0 vẫn có khả năng tương thích ngược với USB 2.0, thậm chí là 1.1.
Như vậy, việc lựa chọn thiết bị sử dụng cho phù hợp hoàn toàn phụ thuộc vào người dùng.