Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

THÊM SHORTCUT BẤT KỲ VÀO THƯ MỤC MY COMPUTER

Có bao giờ bạn tự hỏi là làm thế nào để thêm một hay nhiều shortcuts thư mục hay ứng dụng vào trong thư mục My Computer của Windows chưa? Mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn sau.
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Mở ứng dụng Windows Explorer (trong Windows 7) hay File Explorer (trong Windows 8) và nhận dòng lệnh sau vào thanh địa chỉ.
%appdata%\microsoft\Windows\Network Shortcuts
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Bạn sẽ được đưa đến thư mục ‘Network Shortcuts’ của Windows. Bây giờ hãy nhấn phải chuột vào giữa thư mục và chọn ‘Shortcut’.
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Hộp thoại ‘Create Shortcut’ sẽ xuất hiện, bây giờ bạn hãy nhập đường dẫn của thư mục hay ứng dụng nào đó mình cần và nhấn ‘Next’ để tiếp tục.
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Tiếp theo, hãy đặt tên cho shortcut mới mà mình vừa tạo và nhấn Finish để kết thúc.
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Giờ thì mở thư mục My Computer của máy tính lên để kiểm tra kết quả nhé.
Thêm Shortcuts bất kỳ vào thư mục My Computer
Chúc bạn thành công.
http://genk.vn/thu-thuat/them-shortcuts-bat-ky-vao-thu-muc-my-computer-20130605184536546.chn

TF-X: CHIẾC XE HƠI BAY LÊN THẲNG GIỐNG TRỰC THĂNG CÓ GIÁ 300.000$

xe_bay

Từ nhiều năm qua, con người đã mơ ước sở hữu hoặc chế tạo được một chế xe hơi kết hợp được tính năng của máy bay và tàu thuyền, tức là dễ dàng cất cánh bay lên trời khi gặp kẹt xe hoặc muốn du ngoạn trên không và chạy xuống dưới nước như một chiếc ca-nô. Tuy công nghệ hiện nay vẫn chưa giúp con người làm được chiếc xe 3 trong 1 kể trên, nhưng hiện tại đã có nhiều công ty tham gia phát triển dòng xe hơi có thể bay được giống máy bay nhằm giúp con người thỏa mãn được những ước mơ, trong đó có Terrafugia với dự án xe hơi bay được có tên là TF-X. Đây là một thế hệ xe hơi được tích hợp những công nghệ tiên tiến, bao gồm cả động cơ máy bay, giúp nó có thể bay lên trời theo chiều lên thẳng (giống máy bay trực thăng) khi muốn. Terrafugia hi vọng bắt đầu bán ra mẫu TF-X vào năm 2015 với giá khoảng 300.000 USD.

Dòng xe hơi bay được TF-X đang được Terrafugia phát triển sử dụng động cơ máy bay dạng cánh quạt thẳng đứng, cho phép xe nó thể cất cánh lên thẳng giống như một chiếc máy bay trực thăng. Theo thử nghiệm của hãng vào năm ngoái thì chiếc TF-X có thể bay được quãng đường dài gần 4,5 km trong 8 phút, một con số không ấn tượng lắm nhưng họ đang nỗ lực cải thiện thông số này. Ngoài ra theo công bố hiện tại của hãng thì xe có bình xăng dung tích 88 lít, đạt mức tiêu hao khi chạy trên đường là 15km/lít xăng và tốn khoảng 19-20 lít xăng cho mỗi 1 giờ bay trên trời. Tốc độ tối đa mà TF-X có thể đạt được khi chạy trên đường là 112km/giờ và khi bay là 185km/giờ. Về tính năng an toàn, chiếc xe 4 chỗ ngồi này được trang bị túi khí cho 2 người ngồi trước và có dù bảo hộ cho cả 4 người ngồi trong xe trong trường hợp bay lên trời. Một điểm ấn tượng nữa là thời gian chuyển đổi qua lại giữa chế độ chạy và bay của xe chỉ mất 60 giây mà thôi.




http://www.tinhte.vn/threads/tf-x-chiec-xe-hoi-bay-len-thang-giong-truc-thang-co-gia-300-000.2114610/



Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

INTEL CHÍNH THỨC GIỚI THIỆU HASWELL, CPU CORE I ĐỜI THỨ 4

haswell

Đúng như dự kiến, hôm nay 4/6 cũng là thời điểm Intel chính thức giới thiệu ra thị trường dòng chip xử lý Haswell của mình dành cho máy tính cá nhân. Những CPU được Intel giới thiệu lần này gồm có 2 dòng Core i5 và Core i7, chưa có Core i3, có lẽ phải đến đầu năm sau thì Intel mới giới thiệu Core i3 Haswell, tương tự dòng Core i3 Ivy Bridge phải đợi tới quí 1/2013 mới được ra mắt. Mạnh nhất trong các chip Haswell dành cho máy tính để bàn trong lần ra mắt này là Core i7-4770K, với 4 nhân xử lý, được tích hợp công nghệ siêu phân luồng và được mở khóa hệ số nhân dành cho việc OC. 4770K có chip đồ họa tích hợp HD Graphics 4600 (GT2), 8MB bộ nhớ đệm L3, hỗ trợ RAM DDR3 kênh đôi, con chip này sẽ chạy ở xung nhịp mặc định là 3,5GHz là tự động ép xung lên 3,9GHz với công nghệ Turbo Boost. Intel cho biết Core i7-4770K có TDP 84W và giá bán lẻ 350 USD.

Thấp nhất trong các chip Haswell cho máy để bàn hiện nay là Core i5-4570T, con chip có 2 nhân với 4 luồng xử lý, TDP 35W và chạy ở xung nhịp 2,9GHz, tự ép xung lên tối đa 3,6GHz. 4570T được tích hợp iGPU Intel GT2, 4MB cache L3 và có giá bán 192 USD.

haswell_desktop
Các CPU Haswell cho máy tính để bàn

Về phía chip Haswell dành cho máy tính xách tay, trong đợt này Intel chỉ tung ra những bộ xử lý Core i7, chưa có Core i5 và Core i3. Trong đó mạnh nhất là Core i7-4930MX Extreme Edition, với TDP 57W, con chip có 4 nhân với 8 luồng xử lý, cache 8MB L3, xung nhịp khi Turbo Boost sẽ lên đến 3,9GHz, Intel cho biết 4930MX có giá 1096$. Chip i7 thấp nhất trong lần ra mắt này là 4700HQ, nhưng nó cũng có 4 nhân và 8 luồng xử lý, cache 6MB L3, tích hợp iGPU Intel GT2 và có giá 383$.

haswell_mobile
Các CPU Haswell cho máy tính xách tay

CẨM NANG NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ Ổ CỨNG SSD

So với ổ HDD, ổ SSD sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn về mặt tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ.

Trong khi sự phát triển của CPU, card đồ họa ở một tốc độ chóng mặt thì ổ cứng HDD gần như chỉ làm mới mình bằng cách tăng dung lượng lưu trữ. Nhưng trong một vài năm trở lại đây, các nhà phát triển đã tìm ra hướng lưu trữ mới đó là sử dụng ổ cứng thể rắn SSD.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
So với ổ HDD, ổ SSD sở hữu nhiều ưu điểm hơn hẳn về mặt tốc độ, nhiệt độ, độ an toàn dữ liệu và cả điện năng tiêu thụ. Chẳng hạn thời gian truy nhập trung bình của ổ SSD là từ 3,5 - 10 micro giây còn ổ HDD mất 5 - 10 mili giây. Dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD nhanh hơn ổ HDD đến cả trăm lần. Tuy nhiên, hiện nay ổ SSD vẫn có giá thành tương đối cao, thường gấp vài lần so với ổ HDD. Nếu bỏ qua vấn đề chi phí, chắc chắn chiếc máy tính của bạn sẽ sở hữu khả năng ghi/đọc dữ liệu với tốc độ tốt hơn khi sử dụng ổ thể rắn SSD.
Dưới đây là một số thông tin bạn cần viết về ổ cứng thể rắn cũng như lời khuyên khi có ý định nâng cấp lên SSD.
Tuổi thọ
Công nghệ sử dụng trên ổ SSD mang tính bảo mật rất cao, đặc biệt là chip điều khiển. Chip điều khiển là một vi xử lý được tích hợp, điều khiển giao tiếp giữa bộ nhớ flash và máy chủ (thường là máy tính). Có rất nhiều các nhà sản xuất SSD trong khi đó số công ty sản xuất chip điều khiển chỉ đếm trên đầu ngón tay, như chip SandForce SF-2281 dùng trên Kingston HyperX 3K, SanDisk Extreme, Intel Series 335; còn dòng SSD Vector và Vertex 4 của OCZ thì dùng bộ điều khiển của chính hãng này là IndiLinx; Corsair thì ưu tiên dùng chip LM87800 từ hãng Link A Media, trong khi ổ SSD 840 Pro của Samsung cũng dùng "đồ nhà" là MDX.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
 
Các ổ SSD dành cho doanh nghiệp thường sử dụng loại NAND SLC (single-level-cell, ô nhớ một cấp), trong khi ổ SSD cho người dùng thông thường sử dụng các NAND MLC (nhiều cấp). Sự khác biệt giữa hai loại NAND này là số bit nhớ được lưu trên một ô nhớ (cell). Một cấp có nghĩa là sẽ có 1 bit dữ liệu, còn MLC là nghĩa là 2 bit dữ liệu được lưu trên 1 ô nhớ. Còn một loại NAND FLASH nữa là TLC (triple-level cell) nhưng hiện chúng chưa xuất hiện trên các sản phẩm bán ra cho thị trường phổ thông. 
Càng nhiều bit được lưu trữ trên mỗi cell, chiếc SSD càng có dung lượng lớn hơn, và giá bán cũng rẻ hơn do nhà sản xuất có thể cung cấp nhiều die silicon trên mỗi tấm wafer hơn giúp họ giảm bớt được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, đổi lại thì tính ổn định của các SSD dùng NAND MLC không cao bằng NAND SLC do chu kỳ ghi xóa của chúng bị giảm đi.
Tìm hiểu kiến thức căn bản về SSD (phần 1) 2
Theo tính toán, một ổ SSD sẽ có tuổi thọ trung bình từ 10 tới 20 năm thậm chí hơn. Các ô nhớ flash bị hao mòn mỗi khi bạn ghi dữ liệu vào chúng. Ở một mặt nào đó, việc này giống như khi viết lên một tờ giấy bằng bút chì và tẩy xóa. Thí dụ, ổ SSD Vertex 3 120 GB có tỷ lệ chịu ghi là 3.000 chu kỳ. Nếu bạn ghi lên ổ 50GB mỗi ngày, thì tổng số ngày ổ có thể sử dụng được trước khi nó mất độ tin cậy là: (120 x 3.000)/50 = 7.200 ngày, nghĩa là khoảng 20 năm. Nếu bạn ghi trung bình 100GB mỗi ngày, ổ sẽ sử dụng được khoảng 10 năm.
Công nghệ kéo dài tuổi thọ trên SSD
SSD sử dụng kỹ thuật sắp xếp dữ liệu phân bố đều gọi là wear-leveling (cân bằng hao mòn) nhằm đảm bảo ghi dữ liệu lên tất cả các ô nhớ trong ổ, trước khi ghi lại lên một ô nhớ bất kỳ. Nhờ đó, không có ô nhớ nào bị ghi quá nhiều trong khi một số ô nhớ hầu như chịu ghi rất ít. Bên cạnh đó, SSD còn dùng một số thuật toán tạm thời chuyển các dữ liệu ít thay đổi (như các tập tin hệ điều hành) vào các vùng đã ghi nhiều, để sử dụng các vùng ghi ít hơn cho các dữ liệu thường xuyên thay đổi.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
 
Ngoài ra, để tăng cường tuổi thọ cho ổ cứng thể rắn, tất cả các chip NAND sẽ có nhiều bộ nhớ hơn quy định chuẩn khoảng 4%. Phần dự phòng dôi ra này được sử dụng để thay thế các phần bị hao mòn và hỏng hóc. Đó là lý do tại sao một số ổ SSD có dung lượng lưu trữ 120 GB hoặc 240 GB, nhưng thực tế sử dụng có thể là 128 hoặc 256 GB. Nhiều nhà sản xuất đã cung cấp thêm NAND nhằm tăng tuổi thọ của ổ đĩa.
Dung lượng cao hơn, hiệu suất tốt hơn
Các ổ đĩa cứng HDD có tốc độ vòng quay tính theo phút (thường viết tắt là rpm) cố định. Đây là chỉ số chính để đánh giá hiệu suất ổ cứng bên cạnh bộ nhớ đệm. Tốc độ vòng quay càng chậm, ổ cứng càng mất nhiều thời gian hơn khi truy lục dữ liệu. Ổ cứng có tốc độ vòng quay 7.200 rpm hoặc 11.000 rpm sẽ đảm bảo tốc độ làm việc nhanh hơn ổ cứng có số vòng quay 5.400 rpm. Đây là con số mang tính định lượng rất dễ nhận biết để chúng ta cân nhắc khi chọn mua ổ HDD.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
 
Tuy nhiên với ổ SSD, qua thử nghiệm thực tế, trang PCWorld đã rút ra kết luận rằng một ổ đĩa có dung lượng lớn hơn sẽ nhanh hơn so với một ổ đĩa dung lượng nhỏ (trong điều kiện chip điều khiển và chip NAND như nhau). Vậy nguyên nhân tại sao dung lượng lại ảnh hưởng đến hiệu suất của ổ SSD?
Với ổ cứng cơ học HDD, về cơ bản dữ liệu được viết nối tiếp nhau xuống một phiến đĩa và rất ít bị gián đoạn. Trong khi đó, ổ SSD ghi dữ liệu lên đồng thời nhiều NAND cùng một lúc. Ổ càng có nhiều chip NAND thì tốc độ ghi sẽ nhanh hơn.
Ổ cứng SSD không thể tối ưu hóa tốc độ bằng phần mềm
Hiện nay, mainboard đời mới thường hỗ trợ giao tiếp Sata III với băng thông lên đến 6Gbps, các SSD sử dụng chuẩn này có thể đạt tốc độ đọc, ghi lên đến hơn 550MB/giây. Thử nghiệm với những SSD nhanh nhất có thể ghi ở tốc độ gần 5 Gbps.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
 
Thực tế rằng bạn không thể tối ưu thêm tốc độ của ổ SSD bằng các phần mềm tiện ích. Các kỹ thuật tối ưu hóa phát triển cho ổ đĩa cứng cơ học không áp dụng cho SSD. Lãng phí chu kỳ ghi để cố gắng tối ưu hóa ổ SSD là việc làm phản tác dụng.
Tăng hiệu suất nhờ lệnh TRIM
Sau một thời gian sử dụng, hiệu suất của SSD sẽ dần suy giảm. Đó là bởi vì bộ nhớ NAND flash không thể ghi đè dữ liệu. Điều đó có nghĩa là nếu muốn ghi vào một ô đã có dữ liệu, trước tiên chip điều khiển cần xóa dữ liệu đã ghi trong ô đó. Khi ghi dữ liệu mới, chip điều khiển cũng đồng thời xóa đi các dữ liệu muốn xóa, gọi là quá trình "gom dữ liệu bỏ đi" (garbage collection).
Lệnh TRIM (đây không phải là từ viết tắt của một cụm từ), cho phép một hệ điều hành được hỗ trợ như Windows 7, chủ động thông báo cho ổ SSD biết khối dữ liệu nào xem như không còn được dùng và có thể xóa từ bên trong. Việc này giúp ổ hoạt động hiệu quả hơn và dẫn đến hiệu năng nhanh hơn. Thường thì lệnh TRIM sẽ được tự kích hoạt theo mặc định.
Lời khuyên khi chọn mua ổ cứng SSD
Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, SSD sở hữu khá nhiều điểm mạnh so với ổ cứng HDD. Nhưng giá cả đắt đỏ là một trở ngại không nhỏ khi người dùng muốn tiếp cận ổ SSD. Tuy nhiên, nếu có ý định sở hữu loại ổ cứng này, bạn cũng cần lưu ý thêm một số nhược điểm của SSD là dung lượng thấp, tỷ lệ lỗi ghi nhận và hỏng vẫn tương đối cao. SSD có thể “chết” nếu đánh rơi hoặc cập nhật firmware.
Những điều cần lưu ý khi chọn mua ổ cứng SSD
 
Do đó, khi có ý định chọn mua một ổ cứng SSD bạn cần lưu ý:
- Chọn mua loại ổ có dung lượng lưu trữ lớn nhất theo tình hình tài chính của bạn. Bạn sẽ nhận được hiệu suất tốt hơn, tỷ lệ thuận với dung lượng.
- Chọn loại ổ bền và tốc độ ổn định. Về cơ bản SSD có 3 loại chính:
+ Loại sử dụng NAND Single Layer Cell (SLC) có tốc độ không quá cao nhưng rất bền, ghi xóa được 100.000 lần.
+ Loại sử dụng NAND Multi Layer Cell (MLC) có tốc độ cao nhưng độ bền thì kém hơn SLC tới 10 lần (chu kỳ P/E chỉ đạt tối đa 10.000 lần). Nhờ giá thành rẻ hơn cả nên MLC đang là loại SSD phổ biến nhất hiện nay.
+ Loại sử dụng NAND Triple Layer Cell (TLC). Loại này có tốc độ cao nhưng lại kém bền nhất, chỉ đạt tối đa 1000 lần ghi xóa, tức kém hơn loại SLC cả trăm lần. Sản phẩm dùng SLC hiện nay có Samsung 840 nhưng không được nhiều người ưa chuộng.
- Nếu bạn đang chạy một hệ điều hành mà không hỗ trợ TRIM, hãy kiểm tra các bản cập nhật từ nhà sản xuất.
- Sử dụng ổ SSD để chạy hệ điều hành và phần mềm ứng dụng. Việc lưu trữ phim, nhạc và các dữ liệu khác nên đặt trên ổ cứng cơ học HDD nhằm hạn chế chu kỳ ghi xóa.
Tham khảo: PCWorld.com
 

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

10 CÁCH GIÚP CHO MẬT KHẨU CỦA BẠN AN TOÀN

Mật khẩu yếu là một nguy cơ bảo mật rất lớn cho các doanh nghiệp, mà không chỉ các doanh nghiệp, member HDVN cũng suốt ngày kêu ca “tại sao cr của em oạch phát còn có 50”, đó là do mật khẩu của bạn quá yếu hoặc quá dễ đoán. Để giảm thiểu nguy cơ bị tin tặc truy cập vào tài khoản trực tuyến của bạn thì điều quan trọng là tạo một mật khẩu mạnh, đặc biệt là nếu các tài khoản chứa thông tin mật.

Theo quy chuẩn thông thường, một mật khẩu yếu là mật khẩu ngắn và chỉ sử dụng tám chữ thường hoặc ít hơn. Một mật khẩu mạnh là có ít nhất mười một ký tự và chứa cả chữ thường, số và ký tự đặc biệt như “*” hoặc “&”.Để có được một ý tưởng về sự khác biệt trong an ninh, chúng ta hãy giả làm một hacker với một máy tính cực mạnh có thể thực hiện 100 tỷ phép tính mỗi giây để đoán mật khẩu của bạn. Dưới đây là thời gian để tìm ra mật khẩu:
• Một mật khẩu ngắn gồm sáu chữ thường ngẫu nhiên, mất chưa tới 1s.
• Một mật khẩu dài tạo thành từ 11 chữ thường ngẫu nhiên, mất 11 giờ.
• Một mật khẩu dài tạo thành từ 11 chữ cái ngẫu nhiên viết hoa và viết thường, mất hai năm rưỡi.
• Một mật khẩu dài tạo thành từ 11 chữ cái ngẫu nhiên viết hoa và viết thường, thêm số và ký tự đặc biệt, mất 500 năm.



Vậy thì đâu là cách tốt nhất để tạo và lưu giữ mật khẩu tốt nhất. Dưới đây là 10 lời khuyên cho việc lựa chọn và sử dụng mật khẩu an toàn.

1. Không sử dụng thông tin cá nhân, nhiều người sử dụng ngày sinh, tên người yêu, tên của một con vật nuôi… để tạo mật khẩu , nhưng nếu hacker biết bạn hoặc có thể tìm hiểu thông tin này từ một nguồn như Facebook, họ có thể sẽ đoán ra đầu tiên.

2. Không sử dụng mật khẩu phổ biến, hiện tại có list danh sách các mật khẩu phổ biến để tin tặc có thể dùng để thử. Những cái phổ biến nhất thường là "123456", "abcxyz" hay là "qwerty".

3. Không sử dụng bất kỳ từ nào hoặc cặp từ mà xuất hiện trong từ điển, bởi vì tin tặc có thể sử dụng phần mềm kiểm tra tất cả các từ trong một từ điển với số lượng thời gian rất ngắn. Ví dụ như thay vì dùng “cute”, chúng ta cứ teen hóa thành “k3te” hoặc tương tự thì bố con nó ngồi đoán cả ngày cũng chẳng ra.

4. Không nên sử dụng một mật khẩu dài quá vì nhiều khi mình quên mất tiêu mật khẩu đã đặt, 11 hoặc 12 ký tự có lẽ là đủ, mặc dù Viện SANS, một tổ chức nghiên cứu bảo mật, khuyến cáo ít nhất là 15.

5. Sử dụng một mật khẩu có chứa nhiều thành phần nhất sẽ tạo độ mạnh cho mật khẩu (chữ thường, chữ hoa, số và ký tự đặc biệt), mặc dù không phải tất cả các trang web đều cho phép dùng các ký tự đặc biệt.


6. Một cách để tạo ra một mật khẩu dài dễ dàng để nhớ đó là sử dụng một cụm từ toàn bộ như một mật khẩu, ví dụ như “ILikeMamaChip” chẳng hạn. Hoặc có thể dùng chữ bắt đầu của một cụm từ dài hơn, ví dụ như “tôi vào HDVN mỗi ngày vì tôi bị nghiện ” sẽ thành, “TvHDVNmNvTbN”.

7. Để các mật khẩu của bạn dài hơn và phức tạp hơn, tất cả cái khác như nhau, giống như trên cách 6 thì bạn có thể làm cho nó an toàn hơn bằng cách chọn một chuỗi đơn giản của ba hoặc bốn ký tự, như là "B52" và thêm chúng vào cuối các mật khẩu của bạn, khi đó sẽ thành “ILikeMamaChipB52”.

8. Thay đổi mật khẩu thường xuyên có thể làm cho bạn khó nhớ nhưng điều đó là cần thiết. Một cách đơn giản để làm điều này là thêm năm vào đầu hoặc cuối của mật khẩu, ví dụ như “ILikeMamaChipB522013” và cập nhật chúng mỗi năm. Điều này có lợi thế là thêm chiều dài và phức tạp cũng như nó dễ dàng để nhớ hơn.

9. Nếu bạn có quá nhiều mật khẩu để nhớ và việc đó gây khó khăn, bạn có thể sử dụng một chương trình quản lý mật khẩu như LastPass hay RoboForm. Chúng sẽ mã hóa và lưu trữ mật khẩu của bạn an toàn và tự động nhập khi bạn cung cấp một mật khẩu chính, tất nhiên là bạn vẫn phải nhớ cái mật khẩu chính.

10. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn bị nhiễm một keylogger thì một hacker vẫn có thể có được bất kỳ mật khẩu nào mà bạn gõ vào, không còn an toàn nữa. Vì lý do đó điều quan trọng là sử dụng các mật khẩu khác nhau cho các trang web khác nhau và luôn luôn dùng chương trình chống virus, hạn chế được rất lớn việc mất mát tài khoản.

Để hiểu tại sao những cách trên giúp mình an toàn thì có thể tìm hiểu thêm về cách hacker tiếp cận mật khẩu.


Cách thứ nhất chỉ đơn giản là cố gắng để đăng nhập vào tài khoản của bạn bằng cách đoán mật khẩu của bạn. Điều này thực sự khá khó khăn, bởi vì hầu hết các trang web sẽ khóa tài khoản của bạn nếu mật khẩu sai được nhập vào nhiều hơn một số lần quy định. Nó cũng khá chậm, ngay cả khi sử dụng phần mềm hack tự điền tên user và pass, không chắc rằng một hacker có thể cố gắng hơn 100 mật khẩu mỗi giây.

Cách thứ hai là hacker đột nhập vào hệ thống máy tính một trang web và tải về một bản sao của tập tin có chứa mật khẩu. Nếu nó thực sự có một danh sách tên người dùng và mật khẩu tương ứng thì kết quả là "game over", các hacker sẽ có nó. May mắn thay hầu hết các trang web bây giờ khôn ngoan hơn rất nhiều. Thay vì lưu trữ các mật khẩu bình thường, sẽ có một thuật toán chuyển đổi (được gọi là “băm) mật khẩu, tạo thành một chuỗi ký tự ngẫu nhiên và đó là cái được hacker tìm thấy. Vậy nên bạn có thể yên tâm là đến cả Admin cũng không biết mật khẩu của bạn là gì đâu.

Một hàm “băm” là một hàm một chiều, có nghĩa là sau khi mật khẩu đã được chuyển đổi thì không có cách nào khác để chuyển ngược lại như ban đầu. Khi bạn đăng nhập thì mật khẩu của bạn sẽ được “băm” và so sánh với thông tin lưu trữ, nếu nó giống nhau thì bạn sẽ đăng nhập thành công. Nói thêm một chút về hàm băm này.

Vậy thì tóm lại, để tự bảo vệ mình thì bạn hãy tạo một mật khẩu có độ mạnh cao và khó đoán, ít nhất là 11 ký tự thì khó có khả năng bạn bị mất tài khoản, đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”. Còn nếu bạn không coi trọng tài khoản của bạn, để cho ai muốn vào thì vào, ai thích lấy gì thì lấy thì cứ “123456” mà đặt thôi.

Nguồn: techradar.com