Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

CÀI ĐẶT TIẾNG VIỆT CHO WINDOWS 8

Tương tự Windows 7, Windows 8 cũng hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ quốc tế khác. Bộ thư viện ngôn ngữ của Windows 8 lên đến 120 ngôn ngữ. Các bước cài đặt khá đơn giản và yêu cầu có kết nối Internet để tải về các tập tin ngôn ngữ mà bạn đã lựa chọn
Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn tải về và cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt làm ngôn ngữ mặc định của hệ điều hành Windows 8.
Bước 1: Truy cập tính năng Ngôn ngữ (Language) của Windows 8 bằng cách truy cập vào Control Panel
Bước 2: Trong cửa sổ Control Panel, bạn tìm đến Language
Bước 3: Trong cửa sổ tùy chọn Language, bạn nhấn vào lệnh ‘Add a language'
Bước 4: Trong cửa sổ mới hiện ra, Windows sẽ liệt kê danh sách các ngôn ngữ hỗ trợ. Bạn hãy tìm đến ngôn ngữ mà mình cần, ở đây tôi tìm ngôn ngữ tiếng Việt. Sau đó bạn nhấn Add để qua bước kế tiếp.
Bước 5: Bạn sẽ được đưa đến cửa sổ thiết lập ngôn ngữ ban đầu ở bước 3. Và giờ tùy chọn ngôn ngữ tiếng Việt đã xuất hiện, tuy nhiên chỉ mới là phương thức nhập. Bạn nhấn vào tùy chọn Options. Tại đây, Windows sẽ tiến hành quá trình kiểm tra xem ngôn ngữ mà bạn chọn có khả dụng để tải về hay không. Nếu có, Windows sẽ hiển thị dòng ‘Download and install language pack'
Bước 6: Nhấn vào dòng ‘Download and install language pack' để tiến hành quá trình tải về và cài đặt tự động ngôn ngữ tiếng Việt (dung lượng 2.6MB)
Bước 7: Sau khi cài đặt thành công, bây giờ bạn trở lại giao diện Language và tiếp tục nhấn vào Options. Tai đây, bạn chú ý đến dòng ‘Make this primary language', hãy nhấn vào nó để thiết lập tiếng Việt là ngôn ngữ chính của hệ thống.
Một cửa sổ pop-up hiện lên, yêu cầu bạn đăng xuất khỏi hệ thống (Log off now), bạn nhấn chọn Log off now để thoát ra và đăng nhập lại để xem kết quả.
Và đây là kết quả cuối cùng.
Với các gói ngôn ngữ khác, bạn cũng tiến hành các bước tương tự.
Chúc bạn thành công.
Phạm Thái Học

HƯỚNG DẪN CHIA VÀ GỘP Ổ NGAY TRONG WINDOWS 7

Nếu ở Windows XP, khi muốn chia hoặc gộp phân vùng ổ đĩa trên một ổ cứng, chúng ta không thao tác trực tiếp trong Windows được mà cần dùng những phần mềm bên ngoài (PQ Magic, Arconis, Paragon...). Còn với Windows 7, việc này trở nên dễ dàng vì tính năng đó đã được cải tiến.
Sau đây là bài hướng dẫn các bạn sử dụng tính năng trong Windows 7 để chia và gộp ổ một cách nhanh chóng mà hiệu quả chỉ với vài bước đơn giản trực quan. Phương pháp này còn có ưu điểm là không cần dùng soft bên ngoài cũng như không làm mất dữ liệu của bạn.
Bài ảnh dưới đây thực hiện chi tiết từng bước một nên có vẻ khá "dài dòng" một chút, nhưng khi trực tiếp làm các bạn sẽ thấy rất đơn giản chỉ với vài bước click. 

1. Cách chia ổ:

Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
4 ổ ban đầu trong máy tính (C; D; E; T)
Bấm chuột phải vào My computer > chọn Manage (hoặc ấn giữ phím cửa sổ + R > gõ diskmgmt.msc) để mở cửa sổ quản lý ổ đĩa trong máy
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Trong cửa sổ này chọn mục Disk Management (bên trái) > bấm chuột phải vào ổ muốn chia chọn Shrink Volume. Ở đây tôi chọn ổ T.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Bảng chia ổ hiện ra hiển thị thông tin của ổ chuẩn bị chia. Nhập dung lượng của ổ mới cần tạo (tính theo MB) vào ô "Enter the amount of space to shrink in MB" > sau đó bấm Shrink. Ở đây tôi nhập vào 30000 MB tương đương 30 GB sẽ là dung lượng ổ mới tạo ra.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ta thấy trong bảng quản lý ổ đĩa đã xuất hiện ổ mới chia nhưng chưa được định dạng. Cần chuột phải vào ổ mới này chọn New Simple Volume... để định dạng cho ổ này thì mới sử dụng được.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Bấm Next để tiếp tục
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ổ mới này có nhãn là G, có thể đổi thành nhãn khác > bấm nút xổ xuống > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Mặc định sẽ chuyển sang định dạng NTFS, có thể thay đổi sang định dạng khác tùy bạn > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Ấn Finish để kết thúc. Như vậy phân vùng ổ cứng mới có nhãn G, dung lượng 30000 MB (tương đương 3 GB) đã được tách ra từ ổ T ban đầu đã sẵn sàng được sử dụng.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7

2. Cách gộp ổ

Lưu ý:
- Chỉ có thể gộp ổ nằm ngay cạnh nhau, ổ cách nhau không gộp được với nhau. Ví dụ nhìn trong bảng Computer Management bên dưới, ổ E nằm giữa hai ổ D và T nên có thể gộp ổ E với ổ D hoặc ổ E với ổ T. Còn ổ D với ổ T không nằm cạnh nhau nên không gộp được với nhau.
- Khi gộp ổ A vào ổ B để tạo thành ổ chung là C thì phải đưa 1 ổ (A hoặc B) về dạng mới (chưa được định dạng sử dụng) thì mới gộp vào được. Vì vậy cần backup dữ liệu của ổ định đưa về dạng mới sang ổ kia trước khi thực hiện để tránh mất dữ liệu.
Ví dụ cụ thể bên dưới với ổ G (dung lượng 30 GB) vừa mới tạo ra bên trên gộp vào ổ T (dung lượng 142 GB) bên cạnh để được một ổ dung lượng 172 GB.
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Kích chuột phải vào khu vực ổ này > Delete Volume (đưa ổ về định dạng mới, chưa dùng được)
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp cảnh báo dữ liệu trong ổ này sẽ bị xóa, bạn backup trước đó rồi nên bấm Yes để tiếp tục
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Chuột phải vào ổ T > Extend Volume để gộp ổ
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp thoại hiện ra > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Hộp thoại mới hiện ra, bảng Available liệt kê các ổ chưa định dạng nằm cạnh ổ T, có thể chọn Add (để đẩy sang mục lựa chọn Selected). Ở đây chỉ có 1 ổ G đã được chọn > Next
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Chỉ sau vài giây là xong. Bấm Finish để kết thúc
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Như vậy ổ G đã được nhập vào ổ T
Hướng dẫn chia và gộp ổ ngay trong Windows 7
Theo VnReview

9 KINH NGHIỆM CHO NGƯỜI MỚI DÙNG MÁY TÍNH BẢNG ANDROID

Việc làm quen với một thiết bị công nghệ luôn là thử thách khó khăn dành cho đa số người dùng. Xét riêng máy tính bảng Android cũng vậy, để sử dụng thành thạo cũng như tìm hiểu hết chức năng của sản phẩm thì cần phải tốn không ít công sức và thời gian nghiên cứu. Những kinh nghiệm trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn khỏi bỡ ngỡ khi bắt đầu sử dụng máy tính bảng Android.
1. Có thể sử dụng máy tính bảng như một thiết bị lưu trữ di động
Máy tính bảng hiện nay đa số đều có bộ nhớ trong từ 8 GB trở lên, đồng thời có hỗ trợ thêm thẻ microSD để mở rộng thêm không gian lưu trữ. Do vậy, người dùng có thể dùng thiết bị này thay thế cho USB để lưu lại các dữ liệu, hình ảnh, bài hát, video khi cần thiết.
Cách kết nối như sau: kết nối máy tính bảng vào máy tính bằng cáp hai đầu USB và microUSB, chọn chế độ lưu trữ thứ cấp để biến chiếc tablet thành thiết bị giống như một USB thứ thiệt.
2. Cần một tài khoản Google
Android là hệ điều hành mở được Google xây dựng và phát triển trên nền tảng Linux. Do vậy, Android sẽ được tích hợp rất nhiều ứng dụng của công ty tìm kiếm này, bao gồm Google Search, Google Map, Google Voice, Google Now, Youtube, Gmail,... Việc có một tài khoản Google sẽ giúp người dùng sử dụng hết các chức năng của các ứng dụng kể trên, đồng thời cho phép sao lưu và đồng bộ dữ liệu trong chiếc máy tính bảng. Người dùng nên đăng ký tài khoản của Google từ máy tính cá nhân hoặc laptop để xác nhận thông tin trước khi dùng nó trên chiếc tablet của mình.
Tài khoản Google
3. Thiết lập màn hình khóa
Hệ điều hành Android cung cấp cho người dùng khá nhiều cách để thiết lập màn hình khóa. Người dùng có thể thực hiện ngay bằng cách chọn mục Settings, chọn tiếp Location & Security và cuối cùng là kích hoạt Set up screen lock. Có một số tùy chọn cơ bản, bao gồm không khóa, khóa màn hình bằng hình ảnh, khóa bằng mã pin và khóa bằng mật khẩu. Việc thiết lập màn hình khóa có thể gây nhiều khó chịu, nhưng đó là một trong những biện pháp tốt nhất để đảm bảo tính riêng tư khi sử dụng máy tính bảng.
Khóa màn hình
4. Máy tính bảng Android có khả năng trình chiếu đa phương tiện
Với các định dạng thông thường như MP3, MP4, JPEG, PNG, AVI thì đa số các máy tính bảng Android đều có thể trình chiếu một cách xuất sắc. Còn nếu gặp nhiều file phức tạp, người dùng có thể tải thêm nhiều phần mềm để hỗ trợ thêm. Về phần video thì có ứng viên nổi bật như MX Player, bên phía đọc văn bản thì Kingsoft Office cũng là một lựa chọn hoàn hảo.
5. Tải phần mềm trên kho ứng dụng của Android
Chợ Google Play của Android vẫn đang cho thấy tốc độ tăng trưởng của mình khi đến ngày hôm nay đã có hơn 700.000 ứng dụng được cho phép tải về. Người dùng chỉ cần có tài khoản của Google, truy cập vào Google Play là đã có thể làm phong phú thêm kho ứng dụng trên chiếc tablet yêu quý. Ngoài ra, một số trang web chính thức khác cũng cung cấp nhiều ứng dụng của Android, điển hình như Apk News, Softpedia, Amazon Appstore,...
Google Play
6. Kiểm tra khả năng tương thích của ứng dụng với hệ điều hành
Có thể lấy ví dụ điển hình như Google Chrome thì không hoạt động được trên Android 2.3.6 Gingebread. Phần mềm phát triển dựa trên sự phát triển của hệ điều hành. Ở các thiết bị cũ, nhiều phần mềm sẽ không sử dụng được do phiên bản Android của thiết bị khá thấp. Do vậy, khi sử dụng và chọn mua máy tính bảng, người dùng nên tìm hiểu kỹ thông tin về phiên bản hệ điều hành và khả năng nâng cấp trong tương lai. Kiểm tra thông tin hệ điều hành bằng cách chọn vào Settings, About phone và xem ở mục Android version.
7. Xem xét khả năng quay hướng tự động của màn hình máy tính bảng
Không phải chiếc máy tính bảng nào cũng có khả năng quay hướng tự động chính xác và nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này còn phù thuộc vào người dùng. Nếu họ đặt màn hình nằm nghiêng hoặc ở vị trí mà cảm biến của máy không xác định được thì sẽ xuất hiện hiện tượng lộn ngược hình. Để kích hoạt tính năng tự động quay hướng của màn hình, người dùng chọn mục Setting,  Display và tick vào Auto-rotate screen.
8. Sử dụng nhiều màn hình chủ
Các thiết bị Android có ưu điểm hơn iPhone của Apple ở chỗ là chúng có nhiều màn hình chủ. Điều này sẽ giúp người dùng trang bị được nhiều widget, hiển thị thêm thông tin và cài đặt phím tắt để sử dụng nhanh. Nếu giao diện gốc của máy đã mặc định số lượng màn hình chủ, người dùng có thể thay đổi bằng cách sử dụng các launcher trên Google Play hoặc ở các trang web khác.
Màn hình chủ của Android
9. Xóa icon ở màn hình chính bằng cách kéo thả vào thùng rác
Đây là tính năng đặc biệt trên các thiết bị Android. Khi bỏ nhầm hoặc bỏ nhiều icon ngoài màn hình chính, người dùng sẽ cảm thấy rối mắt và rất là lộn xộn. Cách giải quyết điều này là nhấn ngón tay vào biểu tượng cần xóa, sau đó kéo nó đến chỗ thùng rác, bấm OK là mọi chuyện sẽ hoàn thành. Tùy vào giao diện và phần mềm, thùng rác có thể hiển thị ở trên, ở dưới và thậm chí là nằm giữa ngay màn hình chính.
Quang Sáng
http://vnreview.vn/tu-van-di-dong/-/view_content/content/425884/9-kinh-nghiem-cho-nguoi-moi-dung-may-tinh-bang-android 

GIÚP ANDROID CHẠY NHANH HƠN

Tất cả người dùng đều muốn chiếc smartphone của mình chạy nhanh hơn. Với người dùng Android, điều này đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu bởi hệ điều hành Android có mặt trên các thiết bị với nhiều tầm giá khác nhau. Trong số đó, các thiết bị giá rẻ thường có cấu hình không cao và người dùng khó lòng cảm thấy thỏa mãn với hiệu năng của chúng.
Hơn nữa, với tốc độ phát triển vũ bão của ngành công nghiệp di động, kể cả những thiết bị trước đây được coi là khủng nay cũng sẽ trở nên chậm chạp so với mặt bằng chung. Chúng tôi xin gửi đến bạn đọc một số phương pháp cơ bản cũng như nâng cao để làm tăng tốc độ xử lý của máy.
Tối ưu hóa màn hình chính và hệ thống
Android widget
Có quá nhiều widget sẽ làm chậm máy
Việc có quá nhiều tiện ích (widget) và sử dụng hình nền động (live wallpaper) trên màn hình chính sẽ khiến cho smartphone hay máy tính bảng Android của bạn chạy chậm hơn một chút, đặc biệt nếu chúng đã "có tuổi". Hãy giảm số lượng widget bạn đang sử dụng và có thể bạn sẽ thấy hiệu năng của máy được cải thiện đôi chút.
Hình nền động và hiệu ứng động (animation) rất đẹp mắt nhưng chúng sẽ khiến màn hình chính của bạn cũng như toàn bộ hệ thống tốn nguồn lực xử lý làm cho máy chậm hoặc thậm chí giật. Bởi về cơ bản, sử dụng hình nền đồng và hiệu ứng động giống như bạn đang chạy một video ngoài nền. Đó là chưa kể đến lượng pin hao tổn do sử dụng tính năng này.
Android animation
Hãy tắt animation nếu bạn muốn cải thiện tốc độ
Tất nhiên, nếu bạn đang sở hữu một thiết bị cao cấp, những thứ trên không ảnh hưởng quá nhiều đến hiệu suất của máy.
Tắt hoặc xóa những ứng dụng vô ích
Trước tiên, phải nói rằng những ứng dụng như Advanced Task Killer là không cần thiết, bởi Android quản lý các chương trình khá tốt. Hơn nữa việc tắt hoàn toàn các ứng dụng chạy nền lại phản tác dụng, bởi nó khiến lần khởi động tiếp theo của ứng dụng đó diễn ra lâu hơn. Ngoài ra, một số người dùng Android có kinh nghiệm cho rằng ứng dụng này sẽ gây nên tổn hại cho phần cứng. Mặc dù thông tin đó vẫn gây nên tranh cãi, tốt hơn hết là chúng ta không nên sử dụng các ứng dụng task killer, vì dù sao chúng cũng chẳng đem lại lợi ích gì cả.
Tuy nhiên, có trường hợp một số ứng dụng tồi hoặc bị hỏng sẽ khiến vi xử lí phải hoạt động rất vất vả và làm chậm hệ thống. Bạn hãy truy cập vào mục quản lý dịch vụ đang chạy và ngừng hoạt động của chúng. Nếu cần thiết, hãy xóa chúng đi và hi vọng nhà phát triển ứng dụng sẽ cải thiện chúng trong tương lai.
Android running services
Hãy ngừng những ứng dụng bạn không dùng đến, hoặc...
Ngoài ra, hãy xóa những ứng dụng mà bạn không dùng đến. Đừng lo lắng nếu chúng là ứng dụng hệ thống (system apps - ví dụ như Google Maps, được cài sẵn khi mua máy), bởi mặc dù hệ điều hành Android không cho phép bạn xóa chúng nhưng Titanium Backup thì có. Tuy nhiên, hãy cẩn trọng với những gì bạn xóa. Bạn có thể "đóng băng" (Freeze) chúng để xem có hậu quả gì hay không trước khi xóa hoàn toàn.
Android titanium backup
... xóa gì tùy thích bằng Titanium Backup, nhưng hãy cẩn trọng
Sử dụng trình duyệt khác
Trình duyệt gốc của Android chỉ được cập nhật khi hệ điều hành trên máy bạn được cập nhật. Điều này có nghĩa là nếu bạn không may bị mắc kẹt với những phiên bản Android cũ, rất có thể là Gingerbread 2.3, thì trình duyệt gốc kia cũng đã lỗi thời.
Android browsers
Tin vui là FireFox cho Android có thể chạy trên Gingerbread và đem đến tốc độ lướt web nhanh hơn nhiều so với ứng dụng gốc. Những người dùng may mắn đang chạy Ice Cream Sandwich 4.0 trở lên có thể sử dụng Chrome. Ngoài ra, Dolphin Browser cũng được đánh giá là một trong những trình duyệt tốt nhất hiện nay dành cho Android. Những khách hàng có lưu lượng lướt web miễn phí hàng tháng eo hẹp có thể tải về Opera Mini, cho phép bạn tiết kiệm đến 80% lưu lượng. Tất cả đều có mặt trên kho ứng dụng Play Store.
Nếu bạn có kinh nghiệm hoặc mong muốn "vọc" Android, thì 2 phương pháp cuối cùng này dành cho bạn và mới thực sự đem lại trải nghiệm hoàn toàn mới.
Ép xung vi xử lí
Giống như máy tính PC hoặc laptop, bạn có thể ép xung vi xử lí thiết bị Android để khiến chúng hoạt động nhanh hơn. Phương pháp này đòi hỏi bạn phải root máy. Nếu đáp ứng được điều kiện đó, hãy truy cập vào kho ứng dụng Play Store, tải về ứng dụng SetCPU và nâng tốc độ xung nhịp của vi xử lí. Tuy nhiên hãy nhớ rằng nếu bạn "quá tay", thiết bị của bạn sẽ sản sinh nhiều nhiệt hơn và gây tổn hại phần cứng. Ép xung cũng sẽ giảm thời lượng pin.
setcpu
Điều chỉnh tốc độ xung nhịp của vi xử lí
Nâng cấp hệ điều hành, cài custom ROM
Không nghi ngờ gì, phiên bản Android mới hơn sẽ hoạt động tốt hơn phiên bản cũ. Một ví dụ điển hình là Android 4.1 Jelly Bean, được trang bị công nghệ Project Butter trải nghiệm mượt mà hơn so với Android 4.0 Ice Cream Sandwich:
<br />
Nếu nhà sản xuất thiết bị của bạn không cho phép bạn cập nhật lên phiên bản Android mới, đừng vội lo bởi có thể một bản custom ROM sẽ làm được điều đó. Một bản custom ROM về cơ bản là một phiên bản của hệ điều hành Android, được làm riêng cho thiết bị của bạn và sẽ đem lại nhiều cải tiến nhất định, đặc biệt là về hiệu năng xử lý. Một trong những custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay là CyanogenMod, với phiên bản mới nhất là 10.1, được phát triển trên nền Android 4.2 Jelly Bean.
cyanogenmod
Những bản custom ROM như CyanogenMod đem lại rất nhiều lợi ích
Gia Cường

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Chọn smartphone iOS, Android, Windows Phone hay BlackBerry 10?

Smartphone BlackBerry Z10 ra mắt, thị trường đã sẵn có nhiều máy Android rất xuất sắc, sự gia tăng các mẫu điện thoại Windows Phone, và iPhone 5 cũng rất quyến rũ. Quyết định chọn mua smartphone nào ngày càng trở nên khó khăn hơn với người dùng.
Hẳn bạn đã đọc nhiều bài viết tư vấn về cách chọn mua smartphone. Song quả thực quyết định chọn mua smartphone nào luôn thay đổi, bởi thị trường smartphone hầu như không bao giờ đứng yên, nhất là vào thời điểm này, khi hệ điều hành BlackBerry 10 vừa ra mắt với 2 mẫu smartphone mới Z10 và Q10, lựa chọn lại càng khó khăn hơn. Trang CNET đã có bài viết rất hữu ích giúp bạn chọn mua smartphone phù hợp hơn, dựa trên nhiều phân tích, từ hệ điều hành đến kích cỡ màn hình, vi xử lý và bàn phím vật lý, đồng thời đã giới thiệu những smartphone tốt nhất phù hợp với từng tiêu chí lựa chọn.
Hệ điều hành nào dành cho bạn?

iOS, Android, Windows Phone, và BlackBerry. Mỗi hệ điều hành lại có những điểm mạnh, yếu khác nhau.

iOS có hệ sinh thái tích hợp tốt, thị trường ứng dụng phong phú, giao diện trực giác, nhưng bạn lại phải phụ thuộc khá nhiều vào iTunes để có các nội dung.
Android là hệ điều hành tùy biến nhất và là mảnh đất tuyệt vời cho những người thích tìm tòi, khám phá. Tuy nhiên, hầu hết nhà sản xuất và nhà mạng lại đóng dấu vào đó một dấu ấn riêng, vì thế thường khiến máy chậm cập nhật hệ điều hành. Giao diện Android cũng không dễ dùng với những người bắt đầu.
Windows Phone 8 đang xây dựng những tính năng tốt dành cho điện thoại cao cấp. Giao diện đơn giản, tươi trẻ rất hấp dẫn, nhưng người dùng am hiểu công nghệ không nhận thấy nó linh hoạt lắm. Hệ sinh thái ứng dụng dù đang phát triển song vẫn là yếu điểm với những người mê ứng dụng.
BlackBerry 10 mới ra sẽ hấp dẫn người hâm mộ lâu năm với các tính năng bảo mật, email và giao tiếp tốt. Tuy nhiên, điều hướng dựa trên cử chỉ của BB10 lại không nhạy cảm, và hệ điều hành này cũng thiếu một tính năng độc đáo để người dùng các hệ điều hành khác quyết định chuyển sang BB10.


Trước khi chọn hệ điều hành, có một vài điều bạn cần lưu ý. Đặc biệt với các điện thoại Android, bạn phải nghĩ về phiên bản hệ điều hành nào, và mức độ tùy biến phần mềm. Điện thoại Android khá phân  mảnh, do các nhà mạng và nhà sản xuất bổ sung thêm các lớp phần mềm riêng của họ vào. Vì thế, không nên chọn những mẫu điện thoại mới mà chạy Android 2.3 Gingerbread hoặc cũ hơn – chỉ nên tìm các dòng máy đang chạy Android 4.0 Ice Cream Sandwich hoặc Android 4.1 hay Android 4.2.

Tất nhiên, fan Android nên chọn các mẫu Google Nexus mới nhất, như LG Nexus 4 chạy Android 4.2 Jelly Bean.
Với Windows Phone, không nên chọn máy chạy Windows Phone 7, dù chúng rẻ và chúng sẽ không được nâng cấp nữa. Hãy chọn máy Windows Phone 8, không chỉ vì bạn sẽ có phần mềm cập nhật, mà còn có điện thoại có vi xử lý nhanh hơn và màn hình sắc nét hơn.
iPhone có lợi thế nhận được sự cập nhật phần mềm cùng lúc, và hệ điều hành mới nhất thường chạy trên nhiều thiết bị. Chẳng hạn, iOS 6 sẽ chạy trên cả iPhone 5, iPhone 4S, và iPhone 4, nhưng không chạy trên iPhone 3GS hãy cũ hơn.
BlackBerry Z10 (ảnh) và Q10 đã mang lại sức sống mới cho smartphone
iPhone tốt nhất: hiện tại, đó là iPhone 5.
Điện thoại Android tốt nhất: HTC Droid DNA, Samsung Galaxy S3, LG Nexus 4, Samsung Galaxy Note 2, LG Optimus G.
Điện thoại Windows Phone tốt nhất: Nokia Lumia 920, HTC Windows Phone 8X.
Điện thoại BlackBerry tốt nhất: Z10 và Q10.
Bạn thích nổi bật hay hòa lẫn?
Một câu hỏi lớn đặt ra khi mua điện thoại là bạn sẽ dùng nó như thế nào. Nếu bạn dùng điện thoại như một camera chính, chơi game đồ họa, lưu nhiều dữ liệu, lưu nhiều ảnh, video, e-book và các file âm thanh, phải nhìn vào màn hình nhiều giờ liền. Như vậy, mẫu smartphone cao cấp sẽ tốt nhất cho bạn. Những mẫu smartphone này thường có màn hình HD lớn, khả năng lưu trữ cao, camera độ phân giải cao, thời lượng pin dài, vi xử lý nhanh.
Nếu bạn thích mẫu điện thoại bình thường, hầu hết sẽ chọn sản phẩm màu đen hoặc xám, mặc dù màu trắng cũng là một lựa chọn phổ biến. Một số khác lại thích các màu nổi bật hơn như đỏ, cam, vàng hoặc có hình dạng, góc cạnh đặc biệt.
Những mẫu điện thoại có phong cách được nhiều người ưa thích: HTC Droid DNA, HTC Windows Phone 8X, Motorola Droid Razr M, Pantech Discover, Nokia Lumia 920.
Bạn thích màn hình lớn, nhỏ hay vừa vừa?
Yếu tố vật lý quan trọng nhất của một chiếc điện thoại là kích cỡ màn hình. Điện thoại Android có nhiều mẫu màn hình lớn nhất, thậm chí gần bằng tablet như Samsung Galaxy Note 2 với màn hình 5.5-inch. Huawei Ascend Mate có màn hình 6.1 inch. HTC Droid DNA cũng có màn hình tới 5 inch, độ phân giải HD 1080p, 440 pixel/inch.


Samsung Galaxy S3, Nokia Lumia 920, BlackBerry Z10, và LG Nexus 4 cũng rất nổi bật với màn hình trên 4 inch có độ phân giải cao.

Tuy nhiên, một số lại thích thiết bị nhỏ, dễ để trong túi hơn. Motorola Droid Razr M có màn hình trung bình, vát rộng đến các cạnh, dù mỏng, gọn song màn hình của máy cũng đạt đến 4.3 inch.
Với những người thích máy màn hình nhỏ, BlackBerry Q10 3.1 inch có thể là lựa chọn tốt. Không chỉ có màn hình OLED độ tương phản cao, nó còn chạy phần mềm BlackBerry 10 và có bàn phím QWERTY thiết kế rất đẹp. Một lựa chọn khác cũng rất tốt là iPhone 4S hiện đã giảm giá mạnh sau khi iPhone 5 ra mắt.
Những điện thoại nhỏ dưới 4 inch tốt nhất: BlackBerry Q10, iPhone 4S.
Những điện thoại trung bình tốt nhất (từ 4 đến 4.5 inches): Motorola Droid Razr M, Apple iPhone 5 và BlackBerry Z10.
Những điện thoại màn hình lớn tốt nhất (từ 4.7 đến 5.5 inches): HTC Droid DNA, Samsung Galaxy Note 2, Samsung Galaxy S3, Nokia Lumia 920, LG Nexus 4.
Bạn có thường xuyên dùng camera?
Nokia, Samsung, Apple, và HTC là những nhà sản xuất uy tín của các mẫu smartphone có camera tốt. Mẫu 808 PureView của Nokia có cảm biến tới 41-megapixel và một số kỹ thuật chụp thông minh. Tuy nhiên, camera 8.7 megapixel của Lumia 920, cũng dùng thuật toán xử lý PureView, song không tốt lắm.
Mẫu 808 PureView có camera lên 41 megapixel

Camera 8 megapixel của Samsung có thể chụp nhiều bức ảnh đẹp, dù ở chế độ tự động. Loạt máy Galaxy Note và Galaxy S3 dường như đều chia sẻ các đặc điểm camera giống nhau.

Camera của iPhone 5 cũng thuộc hàng “đỉnh” và chụp ảnh tốt ở chế độ macro và thiếu sáng. Nó cũng có chế độ chụp panorama với độ phân giải 28 megapixel.
Camera của HTC chụp ảnh với tốc độ báo động, và dù chất lượng ảnh tốt, nó vẫn không phải là tốt nhất. Những mẫu smartphone có camera tốt nhất hiện nay là Nokia 808 PureView, Apple iPhone 5, Samsung Galaxy S3, HTC Droid DNA, Samsung Galaxy Note 2.
Bạn muốn điện thoại nhanh đến thế nào?
Cuộc đua smartphone đang rất nóng, người dùng so sánh từng đặc điểm kỹ thuật của máy để lựa chọn. Apple đã giới thiệu vi xử lý A6, với hứa hẹn nhanh gấp đôi chip A5 trong iPhone 4S. Chip lõi kép A6 thực sự giúp iPhone 5 chạy nhanh hơn và phản ứng tốt hơn. Các mẫu điện thoại Android và Windows Phone vẫn dùng vi xử lý lõi kép Snapdragon S4 Plus hoặc S4 Pro của Qualcomm.
Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất đã bắt đàu dùng chip lõi tứ. Đầu tiên là Samsung Galaxy Note 2, hiện dùng vi xử lý lõi tứ Exynos của chính Samsung. Các điện thoại khác như LG Nexus 4, HTC Droid DNA, và LG Optimus G có chip lõi tứ Snapdragon S4 Pro mới nhất của Qualcomm. HTC One X+ dùng vi xử lý lõi tứ Nvidia Tegra 3.


Những smartphne lõi tứ: HTC Droid DNA, Samsung Galaxy Note 2, LG Nexus 4, LG Optimus G, HTC One X+.

Smartphone lõi kép: Samsung Galaxy S3, Motorola Droid Razr HD, HTC Evo LTE/HTC One X, HTC One S.
Thời lượng pin quan trọng thế nào?
Dù smartphone cao cấp nhất cũng trở nên vô nghĩa khi hết năng lượng. Vì thế, nhiều smartphone đã được thử thách để xem chúng có thời lượng pin “trâu” đến đâu. Đây là danh sách những mẫu máy có thời lượng pin được đánh giá tốt: Motorola Droid Razr Maxx, Motorola Droid Razr Maxx HD, Samsung Galaxy Express và Pantech Discover.
Vấn đề bàn phím
BlackBerry đã trở lại với Q10, dành cho những người không sẵn sàng xóa bỏ thói quen sử dụng bàn phím vật lý. Quả thực, số smartphone có bàn phím thực sự đang giảm mạnh. iOS hay Windows Phone không hề có mẫu smartphone nào trang bị bàn phím QWERTY. Tệ hơn, nhiều điện thoại còn có bàn phím rất xấu và khiến người dùng đau tay khi sử dụng. Chính vì thế, lựa chọn một mẫu smartphone có bàn phím tốt rất quan trọng với những ai là fan của bàn phím vật lý.
Những điện thoại có bàn phím tốt nhất: BlackBerry Q10, Motorola Photon Q 4G LTE, Motorola Droid 4 và LG Optimus Slider.
Trần Thị Huyền

BẰNG SÁNG CHẾ CỦA APPLE TIẾT LỘ MỘT SẢN PHẨM HOÀN TOÀN MỚI

Mặc dù Apple hiện đã sở hữu một số bằng sáng chế liên quan đến các sản phẩm điện tử mang tính trang phục, nhưng bằng sáng chế mới của Apple đã mô tả về thiết kế sẽ có mặt trong một sản phẩm thương mại hoàn toàn mới.
Ảnh
Cụ thể, bằng sáng chế bí ẩn được nhắc đến mô tả về một thiết bị đeo tay với màn hình uốn cong, được gắn trên cấu trúc hỗ trợ giống như chiếc vòng tay dạng bấm. Theo mô tả của Apple, khi được đeo lên tay, màn hình của thiết bị sẽ uốn quanh cổ tay người dùng và không bị vỡ, các cảm biến của thiết bị sẽ xác định khoảng hiển thị cần thiết, từ đó điều chỉnh kích cỡ màn hình mà hình ảnh không bị chồng chéo. Ngoài ra, thiết bị cũng có thể được sử dụng dưới dạng màn hình phẳng truyền thống.
Bên cạnh mô tả thiết kế, bằng sáng chế cũng đưa ra một số tính năng của thiết bị, bắt đầu bằng việc chỉ ra những tính năng mà chiếc “iWatch” này sẽ cung cấp trong khi các sản phẩm đồng hồ đeo tay thông minh khác hiện nay chưa có hoặc chưa làm được. Cụ thể, sản phẩm này có thể tùy chỉnh một danh sách nhạc, hiển thị danh sách các cuộc gọi gần đây và thậm chí là gửi tin nhắn với sự hỗ trợ của bàn phím ảo. Apple cũng đưa ra dự định về việc biến thiết bị này trở thành một thiết bị đầu vào, giúp quản lí và điều hướng một số ứng dụng như bản đồ...
Bằng sáng chế tiết lộ rằng thiết bị sẽ sử dụng năng lượng mặt trời và cả động năng để kéo dài tuổi thọ pin, cũng như một số cách để gắn được bảo cổ tay người sử dụng, bao gồm cả cơ chế bấm và khóa dán. Đặc biệt, bằng sáng chế cũng chỉ ra cách Apple làm việc với phần cứng và phần mềm của thiết bị, theo đó các nhà sản xuất bên thứ ba sẽ không có nhiều cơ hội để cải tiến cũng như tận dụng sản phẩm này của Apple.
Ảnh
Theo các báo cáo đến từ Bloomberg, New York TimesWall Street Journal, thiết bị “iWatch” này được cho là đang trong quá trình sản xuất. Người dùng cũng đã nhìn thấy một số bằng sáng chế khác liên quan đến sản phẩm này trước đó, gồm cả một bằng sáng chế mô tả các yếu tố hệ thống của sản phẩm, nhưng đây là bằng sáng chế có mô tả đầy đủ nhất cho đến thời điểm này.
Theo TechCrunch 
http://www.thongtincongnghe.com/article/45595?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+ttcn+%28TTCN+-+Tat+ca%29&utm_content=Google+Reader 

Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

TẠI SAO SMARTPHONE ANDROID CỦA BẠN CHẠY CHẬM VÀ CÁCH XỬ LÝ

Smartphone Android là những thiết bị tuyệt vời, có thể thực hiện rất nhiều công việc nhờ mã nguồn mở. Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà hầu hết các vấn đề liên quan đến hệ điều hành này đến từ sự hiểu biết chưa đầy đủ về Android. Bài viết này sẽ giúp các bạn loại bỏ các quan niệm sai lầm và tiến hành các bước để khiến nó hoạt động nhanh trở lại.
Do cách mà hệ điều hành Android quản lý bộ nhớ và ứng dụng, bạn càng chạy nhiều ứng dụng thì càng ít bộ nhớ được cấp cho chúng. Cụ thể máy của bạn sẽ chậm đi bởi nó phải dành nhiều thời gian hơn cho việc chuyển tiếp các ứng dụng, vốn có quá ít bộ nhớ để hỗ trợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cả hiệu năng lẫn thời lượng sử dụng pin.
Có một vài dấu hiệu nhận biết cho vấn đề này:
Dấu hiệu 1: một ứng dụng đang tải bỗng nhiên dừng lại
Chẩn đoán: dịch vụ hỗ trợ tải (download) bị hệ thống ngừng lại, không thể tiếp tục tải. Bạn hãy truy cập vào Cài đặt / Ứng dụng / Dịch vụ đang chạy. Nếu dịch vụ này đang "khởi động lại" thì chắc chắn hệ thống đã tắt nó để chuyển bộ nhớ sang cho các ứng dụng khác.
running servies Android
Dấu hiệu 2: các ứng dụng ở launcher (trình quản lý màn hình chủ và menu ứng dụng) mất nhiều giây để mở. Các hiệu ứng động trở nên chậm chạp. Kể cả nếu bạn cài một launcher khác, vấn đề vẫn không thuyên giảm.
Chẩn đoán: hệ thống đang bận chuyển bộ nhớ cho các dịch vụ và hoạt động. Ở mục dịch vụ đang chạy, bạn thấy rất nhiều trong số chúng "đang khởi động lại", hoặc thời gian chạy "active" của chúng rất ngắn, chỉ một vài giây.
Dấu hiệu 3: pin hết veo chỉ trong nửa ngày
Chẩn đoán: có quá nhiều dịch vụ ngầm đang chạy và chúng sử dụng hết dung lượng pin.
Nếu bạn truy cập vào mục theo dõi sử dụng pin (Cài đặt / Giới thiệu / Sử dụng pin) và bạn thấy một danh sách dài các ứng dụng cùng với lượng pin tính theo phần trăm mà chúng sử dụng, điều này có nghĩa là bạn đã kích hoạt quá nhiều ứng dụng. Chúng ăn pin từng chút một và dẫn đến hiện tượng hết pin rất nhanh.
Android battery
Chỉ có một nguyên nhân: quá nhiều ứng dụng nhưng lại quá ít bộ nhớ. Tuy nhiên, bởi bộ nhớ ở điện thoại Android không thể mở rộng (trừ khi bạn mua máy khác), bạn chỉ có thể giải quyết tình trạng này bằng cách xóa một vài ứng dụng đi để giải phóng bộ nhớ. Trước tiên, hãy cùng nghiên cứu sâu hơn vào hệ điều hành Android và xem cách nó quản lý bộ nhớ, từ đó hiểu tại sao giải phóng bộ nhớ sẽ giúp máy bạn chạy nhanh hơn và ít lỗi hơn.
Không bao giờ đủ bộ nhớ:
Hệ điều hành Android có 3 loại bộ nhớ chính: RAM (để chạy các chương trình), lưu trữ ứng dụng (để chứa các ứng dụng có sẵn hoặc được tải về) và thẻ nhớ SD (lưu trữ nhạc, ảnh và đóng vai trò lưu trữ phụ). Một vài thiết bị còn có thẻ SD trong (internal SD) và SD ngoài (external SD), chúng sẽ có tên thư mục lần lượt là "sdcard" và "sdcard-ext".
Quản lý RAM là vấn đề rất phức tạp ở Android, bởi hệ điều hành này dựa trên nhân (kernel) Linux, và kể cả một lập trình viên Linux có kinh nghiệm cũng nói với bạn rằng nó khá khó hiểu. Trước khi Android khởi chạy, riêng phần cứng của máy đã chiếm khoảng 32MB bộ nhớ. Rồi sau đó là các ứng dụng khác (acore, điện thoại, Google, hệ thống…) sẽ lấy khoảng 65-80MB. Như vậy đã có 100-128MB "ra đi", dù bạn chưa thực sự sử dụng một ứng dụng nào.
Thứ đầu tiên mà bạn sử dụng, dù bạn có thể không biết, đó là launcher. Tùy vào các launcher khác nhau, chúng thường lấy mất đi khoảng 8-30MB.
Giờ đến lượt các ứng dụng riêng lẻ. Thực ra nó không đơn giản như tên gọi. Rất nhiều ứng dụng được cấu thành từ nhiều bộ phận khác nhau, phần ngoài được gọi là quy trình (process), và phần trong được gọi là dịch vụ (service). Bởi cách nó hoạt động trong hệ sinh thái Android, một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm ít nhất 3MB bộ nhớ, thậm chí nhiều hơn nhiều.
Hãy truy cập vào mục quản lý dịch vụ. Bạn sẽ thấy mỗi dịch vụ chiếm từ 2-5MB, một số từ 15MB trở lên. Như vậy các ứng dụng không còn nhiều bộ nhớ để sử dụng, đặc biệt nếu các dịch vụ trên được mở thường xuyên. Bạn càng chạy nhiều ứng dụng (hoặc chúng tự động chạy), càng ít bộ nhớ có sẵn trong hệ thống.
Mỗi tiện ích (widget) mà bạn đặt ra ngoài màn hình được hỗ trợ bởi một dịch vụ. Nếu bạn dùng khoảng 5 widget, hãy chào tạm biệt 20MB bộ nhớ hoặc hơn. Đó là chưa kể đến hình nền động (live wallpaper), chúng thường chiếm khoảng 10-20MB. Như vậy trước khi chạm vào màn hình sau khi máy khởi động, đã có 160MB RAM tuột khỏi tay bạn.
Những smartphone Android đời đầu quản lý RAM cực kém. Chiếc điện thoại Google đầu tiên, T-Mobile G1 có bộ nhớ trong 192MB, và Motorola Droid có 256MB. Với 160MB đã biến mất, hầu như chẳng còn gì để chạy các ứng dụng khác. Các thiết bị về sau đó như Samsung Galaxy S được trang bị 512MB RAM, rồi 768MB, 1GB,… Hiện giờ, người dùng Android có thể tận hưởng nhiều nhất là 2GB RAM với các thiết bị cao cấp như HTC One, Galaxy S III, Galaxy Note II…
Có thể bạn sẽ băn khoăn, nếu chỉ có 80-90MB khả dụng, tại sao bạn có thể chạy 100-200 ứng dụng? Thực tế này có thể diễn ra là bởi thiết bị sẽ cố gắng nhồi nhét nhiều ứng dụng hơn bộ nhớ cho phép, nên nó sẽ tắt những ứng dụng và dịch vụ không quan trọng để nhường chỗ cho ứng dụng khác. Tuy vậy, những ứng dụng không may bị tắt đó có thể sẽ lại yêu cầu hệ thống đưa vào bộ nhớ. Nói một cách đơn giản hơn, CPU sẽ cố gắng nhét ứng dụng X và Y vào bộ nhớ, vốn chỉ đủ cho X, bằng cách chia sẻ thời gian giữa chúng. Nó sẽ load các ứng dụng, rồi lại đẩy chúng ra khỏi bộ nhớ để đưa các ứng dụng khác vào. Quá trình này diễn ra hoàn toàn âm thầm.
Bài học rút ra khá đơn giản: đừng để RAM chạy quá nhiều ứng dụng, bằng cách tự bạn hãy dùng ít ứng dụng đi.
Dù bộ nhớ lưu trữ ứng dụng của bạn có ít, nó cũng không quan trọng bằng RAM. Mỗi ứng dụng bạn chạy sẽ cần một chút khoảng trống để lưu trữ dữ liệu hỗ trợ. Vì vậy kể cả một ứng dụng nặng vài trăm KB cũng có thể chiếm vài MB dữ liệu. Đặc biệt là trình duyệt, cache của chúng có thể lên đến hàng chục MB.
Để xem bạn còn bao nhiêu chỗ để lưu ứng dụng, hãy vào Cài đặt / Thẻ nhớ SD / Bộ nhớ điện thoại. Ở phía dưới cùng nó sẽ cung cấp thông tin bạn cần.
Vậy chúng ta có thể làm gì? Dưới đây là 6 cách phổ thông và 4 cách nâng cao.
Cách 1: Xóa ứng dụng bạn ít khi dùng
Bạn dùng càng ít chương trình, điện thoại của bạn sẽ càng nhanh, bởi sẽ có rất nhiều bộ nhớ trống khả dụng. Nhiều bộ nhớ hơn sẽ giúp điện thoại chạy các ứng dụng thực sự tốt hơn.
Nếu bạn muốn lưu lại ứng dụng đó, hãy dùng Titanium Backup để giữ chúng lại ở thẻ nhớ SD. Hoặc chỉ cần download lại khi bạn cần.
Hãy tìm hiểu xem ứng dụng nào chiếm nhiều bộ nhớ lưu trữ nhất, bằng cách truy cập Cài đặt / Ứng dụng / Quản lý ứng dụng / Xếp theo kích thước.
Android storage
Cách 2: Chuyển ứng dụng vào thẻ SD nếu được
Thực ra các ứng dụng nên được dùng ở bộ nhớ trong. Tuy vậy nếu bạn có thẻ nhớ microSD class 10, hãy chuyển chúng vào thẻ nhớ SD, ngoại trừ các ứng dụng bạn thường xuyên dùng nhất.
Cách 3: Dùng ít widget
Mỗi widget có một dịch vụ hoặc nhiều hơn hỗ trợ nó, và chúng chiếm khoảng 2-4MB bộ nhớ, dù widget chỉ nặng chưa đến 100KB. Càng nhiều widget bạn dùng, càng ít bộ nhớ khả dụng bởi chúng lần lượt chiếm hết.
Cách 4: Dùng hình nền tĩnh
Kể cả một hình nền động đơn giản nhất sẽ chiếm khoảng 2MB bộ nhớ. Trong khi đó hình phức tạp hơn thì khoảng 20MB. Và nó chạy mọi lúc mọi nơi. Đó là chưa kể đến gánh nặng đè lên CPU và pin.
Cách 5: Tự tay tắt các dịch vụ không cần thiết
Hầu hết các ứng dụng hiện nay đều có một service chạy ngầm đi kèm, và nó sử dụng khoảng vài MB bộ nhớ, kể cả khi không chạy.
Google Maps có dịch vụ Places thỉnh thoảng khởi chạy kể cả khi bạn không dùng Maps. Youtube cũng thường xuyên load dịch vụ widget, mặc dù bạn không sử dụng. Khi bạn thoát ra ngoài một ứng dụng nào đó, dịch vụ đi kèm theo chúng không đồng thời ngừng chạy.
Hãy tự tay tắt chúng (vào mục Dịch vụ đang chạy), bấm vào bất cứ dịch vụ nào để tắt và nhường chỗ cho những thứ khác. Nếu bạn ít dùng, tốt nhất là xóa hẳn nó đi.
Android whatsapp
Cách 6: Không dùng ứng dụng task killer theo lịch tự động
Advanced Task Killer và các ứng dụng tương tự có thể cản trở tới việc quản lý bộ nhớ của hệ thống. Bộ nhớ mà chúng giải phóng chỉ là tạm thời và có thể còn đến từ các ứng dụng đang trực tiếp chạy, sẽ không được hệ thống khởi động lại.
Cách tốt nhất để không làm nặng hệ thống là chạy ít ứng dụng đi, ngay từ đầu. Bạn có thể sử dụng các chương trình trên, nhưng hãy tắt tính năng tự động.
Các cách nâng cao dưới đây đòi hỏi quyền root và một số điều kiện khác, và bạn chỉ nên thực hiện nếu có kinh nghiệm và hiểu hệ điều hành Android. Xem thêm về cách root hệ điều hành Android và cách giúp Android chạy nhanh hơn.
Cách nâng cao 1: dùng chương trình quản lý Autorun
Bạn có thể dùng AutoStarts hoặc Autorun Manager ở kho ứng dụng Play Store để vô hiệu hóa chức năng tự chạy khi khởi động máy của một vài ứng dụng. AutoStarts cũng có thể ngăn các ứng dụng khởi chạy khi hệ thống thực hiện tác vụ nào đó, như bật Bluetooth. Ví dụ, nếu bạn có một ứng dụng, vốn được thiết kế để được kích hoạt khi bấm phím camera, nhưng lại không hoạt động, hãy dùng AutoStarts để xem ứng dụng nào khác đã tranh mất chức năng đó.
Ngoài ra có khá nhiều ứng dụng khác ngoài AutoStarts quảng cáo chức năng này, nhưng chỉ AutoStarts mới đáng tin cậy và thực sự hoạt động. Nếu không có root, chúng chỉ có ích trong một nửa số trường hợp.
Cách nâng cao 2: Dùng Auto Memory Manager hoặc AutoKiller để chỉnh cài đặt
Bạn có thể dùng 2 ứng dụng trên để yêu cầu trình quản lý bộ nhớ trở nên "mạnh tay" hơn, thay vì cài đặt mặc định rất "hiền lành". Điều này có nghĩa là bạn không cần đến bất cứ ứng dụng task killer nào.
Cách nâng cao 3: Flash một kernel được ép xung
Việc flash một kernel được ép xung sẽ khiến bạn có thể tăng tốc độ xung nhịp của CPU. CPU OMAP trên Motorola Droid có tốc độ thực là 600MHz, nhưng đã được giảm xuống còn 550MHz để cải thiện thời lượng pin. Tuy nhiên, nó có thể dễ dàng được nâng lên cao hơn, thậm chí ở mức 1.2 hoặc 1.25 GHz.
setcpu
Hãy nhớ rằng giới lập trình cung cấp rất nhiều kernel cho bạn, nhưng hãy dùng đúng cái được thiết kế cho điện thoại của mình, và lựa chọn tốc độ xung nhịp phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách boot vào recovery để đề phòng bất trắc.
Cách nâng cao 4: Cài custom ROM
Hầu hết mọi người đều thích custom ROM, và quả thực rất nhiều trong số chúng nhanh hơn hẳn.
Với hầu hết từng chiếc điện thoại Android, đều có một vài hoặc vô số custom ROM dành riêng cho chúng. Các custom ROM nổi tiếng nhất hiện nay gồm có CyanogenMod, MIUI, Liquid, AOKP,…
paranoid android
Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì custom ROM làm được
Kết luận
Quản lý bộ nhớ ở Android là một vấn đề phức tạp, và cách bộ nhớ được quản lý khiến cho việc cải thiện hiệu năng trở nên rất khó khăn. Chúng tôi hi vọng đã giúp bạn đọc được phần nào đối với công việc gian nan này.
Gia Cường