Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

LIỆU LIÊN HỢP QUỐC SẼ TIẾP QUẢN VIỆC KIỂM SOÁT INTERNET TRÊN THẾ GIỚI?

Screen Shot 2012-11-30 at 7.32.19 PM.png

Tương lai của những trang web sẽ được quyết định trong một căn phòng tối bởi những chính trị gia và đại diện của các chính phủ, ít nhất là theo cách mà Google và một số công ty khác khi nói về kế hoạch cải cách chính sách 25 năm tuổi của Liên minh viễn thông quốc tế (ITU). Một số tài liệu rò rỉ đã cho thấy rằng những thành viên của ITU đang muốn bổ sung nhiều luật lệ mới vào bộ luật nhắm đến các vấn đề viễn thông của tổ chức này. Điều mà những nhà phê bình lo lắng ở đây đó là những điều lệ này sẽ cho phép các quốc gia trên thế giới biện hộ cho việc thiết lập các bộ lọc Internet trên đất nước của mình. Tất nhiên, vẫn có những người ủng hộ điều đó vì nó sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực trên lĩnh vực Internet vốn đang nghiêng về phía Hoa Kì bởi nước này nắm trong tay ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers), tổ chức hiện đang quản lí tên miền của toàn thế giới và kiểm soát phần "trụ cột" của Internet.

Bắt đầu từ ngày 3/12 sắp tới, những mối quan ngại nói trên sẽ được đưa ra thảo luận khi mà những thành viên của ITU tham dự một cuộc họp ở Dubai. Mục tiêu của hội nghị này để xem xét đến tất cả các kế hoạch kiến nghị mà nhiều nước đã nộp lên, đồng thời tìm ra một bản thỏa thuận chung cho tất cả. Tuy nhiên, việc tranh luận về những luật lệ mới đã diễn ra được nhiều năm nay, cuộc họp sắp tới sẽ là tiếp tục quá trình này và có lẽ nó cũng chưa sớm dừng lại.

ITU là gì?


itulogo.png
International Telecommunication Union là một cơ quan trực thuộc Liên Hợp Quốc (UN). Tổ chức này ban đầu có tên là International Telegraph Union và được thành lập vào năm 1865. Hiện tại, thành viên của ITU có 193 quốc gia và khoảng 700 công ty, viện nghiên cứu, những nhân tố đã phát triển nên các tiêu chuẩn kĩ thuật cũng như đặt ra mục tiêu để phát triển nên một mạng truyền thông trên khắp toàn cầu.

Nếu mọi chuyện khác đi vào những ngày đầu Internet ra đời, ITU có thể là một trong những cơ quan quản lí hệ thống tên miền mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Vào năm 1996, ITU đã từng là thành viên của International Ad Hoc Committee (IAHC), một trong những tổ chức đầu tiên quan tâm đến việc phân bổ tên miền Internet. Tuy nhiên, IAHC bị chỉ trích rằng không thông tin đủ cho người tiêu dùng, chính phủ và cả nên công nghiệp Internet về các công trình nghiên cứu cũng như ảnh hưởng của chúng đến Internet. Kế hoạch xây dựng IAHC thất bại, sau đó Bộ thương mại Hoa Kì đã cho phép ICANN kiểm soát hệ thống tên miền vào năm 1998.

Trong thời gian gần đây, ITU đã làm việc với các vấn đề có liên quan đến mạng viễn thông băng thông rộng cũng như những tiêu chuẩn kĩ thuật, hai hoạt động khá rõ ràng đối với một tổ chức chuyên về truyền thông. Mặc dù vậy, đã có nhiều nghi ngờ được đưa ra rằng ITU đang để mắt đến nhiều thứ khác nữa. Hồi năm 2006, Tổng thư kí mới được bầu khi đó là Hamadoun Touré đã nói "Tôi không muốn thấy ITU cố gắng chiếm lấy nhiệm vụ cai quản Internet", nhưng ông nói ITU vẫn có trách nhiệm "bắt buộc" trong việc bảo vệ và nuôi dưỡng cho sự phát triển của Internet. Touré cũng có phát biểu là "an ninh trong không gian số chỉ có thể được dàn xếp bởi ITU". Kết quả là ITU cũng có tham gia vào những dự án để chống spam cũng như đưa ra giải pháp bảo vệ trẻ em trên mạng.

toureitu.png
Tổng thư kí ITU, ông Hamadoun Touré


Vì ITU đang chuẩn bị cải tiến nguyên tắc chỉ đạo vốn đã có tuổi thọ hàng thập kỉ, tổ chức này đang đứng giữa rất nhiều cuộc thảo luận "nóng". Với vai trò của một tổ chức quốc tế, ITU có thể xem như một đối trọng với ICANN, vốn đang có sự bảo hộ khá nhiều từ chính phủ Mỹ và đôi khi bị xem là đại diện cho những mong muốn của Hoa Kì. Ngoài ra, ITU còn là tổ chức đa chính phủ, do đó nó phải nhận lấy nhiều quan ngại từ phía nền công nghiệp Internet tự do, những người đang lo rằng Internet sẽ bị ràng buộc bởi nhiều điều luật ban hành bởi những chính trị gia. Chưa hết, vì là một phần của UN nên ITU sẽ là đích nhắm của những người Mỹ có tư duy không tin tưởng vào các tổ chức có nhiệm vụ đặt ra những chính sách mang quy mô toàn cầu.

Những bản kiến nghị đó ra sao?

Trung tâm của cuộc thảo luận đã nói đến bên trên là WCIT (đọc là "wicket"), viết tắt cho chữ 2012 World Conference on International Telecommunications (Hội thảo về viễn thông quốc tế năm 2012) sẽ diễn ra từ ngày 3/12 đến 14/12. Trong dịp này, ITU sẽ cập nhật Bộ luật viễn thông quốc tế (International Telecommunication Regulations - ITRs) ra đời từ năm 1998. Bộ luật này quy định một cách bao quát phương pháp mà các mạng quốc gia, quốc tế hoạt động. Giống với các bộ luật khác của Liên Hợp Quốc, chỉ khi những quốc gia kí tên chấp thuận những điều khoản có bên trong thì ITR mới trở thành một điều bắt buộc. Ngoài ra, các quốc gia cũng có thể kí nhưng với điều kiện "bảo lưu". Điều đó có nghĩa là nếu như Liên Hợp Quốc muốn kiểm soát Internet thì tất cả những bên liên quan phải đồng lòng.

Tính đến thời điểm hiện tại, một trong những rắc rối lớn nhất đó là chúng ta không chắc chắn những gì đang được đưa ra bàn cãi tại ITU. Chi tiết về cuộc meeting của ITU vào tháng 12 tới đây cũng như những thảo luận từ các bên liên quan vẫn còn nằm trong vòng bí mật, mặc dù cơ quan này đã đăng tải lên website của mình một số thông báo ngắn. Giới truyền thông quốc tế chú trọng hơn vào những tài liệu được đưa ra bởi WCITLeaks, một trang web chuyên đưa thông tin rò rỉ của ITU và được điều hành bởi hai nhà nghiên cứu ở trung tâm Mercatus thuộc đại học George Mason. Sau khi WCITLeaks công bố những thông tin mà họ có được, ITU đã đưa ra bản nháp của những "nội dung công cộng". Tuy nhiên, những bản dự thảo mà các nước gửi lên ITU vẫn chỉ xuất hiện ở WCITLeaks mà thôi.

Điều này không nhất thiết có nghĩa là ITU hay UN đang cố giữa bí mật những bản thỏa thuận, tuy nhiên nó đã cho thấy một khoảng cách giữa cung cách hoạt động bình thường của hệ thống này với những gì được người ta kì vọng ở một tổ chức đặt ra quy định cho Internet. Giáo sư về truyền thông Dwayne Winseck của đại học Carleton cho biết về tổng quan thì ông ủng hộ dự định của ITU, tuy nhiên ông đồng ý rằng ITU "cần phải làm nhiều hơn nữa" để trở nên minh bạch hơn với thế giới. Ông đưa ra một ví dụ đó là phí thành viên hằng năm của ITU là "thái quá", ngay cả những đại học cũng phải chi 4000$/năm để được làm thành viên của tổ chức này, gần gấp ba lần so với những gì mà các tập đoàn đa quốc gia phải trả cho ICANN. Mới đây, Nghị viện Châu Âu cũng từng nói rằng họ "lấy làm tiếc vì sự thiếu minh bạch" của những thương thuyết sắp được đưa ra ở WCIT 2012 nếu như kết quả của cuộc gặp gỡ này có khả năng gây ra ảnh hưởng căn bản đối với lợi ích của cộng đồng.

Trong thời gian tới, chúng ta sẽ thấy được rất nhiều vấn đề rắc rối được đặt lên bản hội nghị, tuy nhiên việc phải tìm kiếm thông tin về WCIT thông qua một website rò rỉ đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến ITU. Nếu như ITU không muốn công bố những bản dự thảo mà các quốc gia nộp lên thì liệu họ có chịu khó lắng nghe ý kiến từ các doanh nghiệp hay thường dân hay không?

Chiếm quyền kiểm soát từ ICANN

Nội dung cốt lõi của sự kiện WCIT đó là một sự thay đổi về việc xem xét vai trò của ITU, từ một cơ quan chủ yếu giải quyết những vấn đề viễn thông sang thành một tổ chức chuyên trách về Internet. Các bản nháp bị rò rỉ có bao gồm nhiều ý kiến nói Internet là một nhánh của viễn thông, do đó ITU cần phải bổ sung những chi tiết mới vào bộ luật vốn được xây dựng cho một thế giới tiền Internet. Thay vì mô tả mạng truyền thông quốc tế là "cung cấp khả năng viễn thông giữa những văn phòng, trạm viễn thông", một số đề xuất cho rằng nên xác định tính năng của mạng toàn cầu như sau: "cung cấp dịch vụ roaming, điện tín công cộng quốc tế, telex". Một số dự thảo khác thì muốn ITU không lạm dụng nguồn tài nguyên thuộc quyền sở hữu của ICANN. Nga hi vọng có thể bổ sung vào bộ luật này một điều khoản nói rằng "tất cả các quốc gia thành viên phải có quyền quản trị Internet như nhau", bao gồm cả việc kiểm soát hệ thống tên miền cũng như "quyền phát triển cơ sở hạ tầng Internet căn bản".

Sự mập mờ xuất hiện ở đây đó là bởi vì ngôn ngữ được sử dụng tương đối rộng, nên có thể xem Bộ luật viễn thông quốc tế năm 1988 đã bao gồm luôn Internet bên trong đó. Ví dụ, tài liệu cũ này định nghĩa viễn thông bao gồm "bất kì sự truyền tin, phát tin hoặc thu nhận dấu hiệu, tín hiệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh" được thực hiện qua "dây, sóng radio, quang học hoặc các hệ thống điện từ khác".

Mặc dù vậy, các công ty không muốn phải tuân theo một bộ luật khác nữa, và những nhóm lợi ích công cộng đã lo ngại rằng ITU sẽ không còn "nhạy". Cơ quan này bị xem là đã tập trung quá nhiều vào các chính phủ nên có thể bị sử dụng như một "tiếng nói" trong các vụ "đàn áp", trong khi yêu cầu từ người khác có liên quan thì bị làm ngơ. Tổ chức luật sư Internet Public Knowledge nói ITU đã tập trung vào các tiêu chuẩn kĩ thuật viễn thông và được "xây dựng dựa trên sự tham gia của các chỉnh phủ". Google thì tranh luận là "chỉ có các chính phủ mới có tiếng nói ở ITU" vì mô hình "một quốc gia, một quyền bỏ phiếu". Trong khi đó, ICANN xem xét những vấn đề của mình với sự tham khảo từ nhiều đối tượng hơn.

Nói đi thì cũng phải nói lại. ICANN hiện đang được chính phủ Mỹ bảo hộ, một điều không phải ai cũng thích. Ý tưởng quốc tế hóa hệ thống tên miền cũng nhận được nhiều sự đồng thuận trên toàn cầu. Giáo sư Winseck nói những quốc gia (ngoài Mỹ) rất muốn trở nên độc lập khỏi ICANN và họ đã có nhiều động thái để thúc đẩy việc quốc tế hóa domain name, không có lý do nào để xu hướng này bị chững lại.

Thuế Internet

Nếu nhìn lại những hồ sơ dự thảo được nộp lên ITU, một số trong đó khá tầm thường, nhưng cũng có một số khác hữu ích, ví dụ như một số thì tỏ ra đồng ý cấp quyền ưu tiên cho những kết nối quan trọng, số khác thì chống lại giả mạo qua điện thoại. Tuy nhiên, cũng có những dự thảo muốn làm cho việc thiết lập các bộ lọc Internet trở thành một chuyện được chấp nhận rộng rãi, cũng như tỏ rõ ý định phá hủy tính trung lập của thế giới mạng.

Trong những hồ sơ WITC rò rỉ, cụm từ "internet tax", tạm dịch là thuế internet, được nhắc đến rất nhiều. Hồi tháng 6 năm nay, tờ báo Forbes đã từng đặt ra câu hỏi "liệu Liên Hiệp Quốc có đang muốn đánh thuế Internet", còn trang Engadget thì đưa ra chữ "Facebook tax". Động thái của hai trang tin này liên quan đến việc Hiệp hội các nhà mạng viễn thông Châu Âu (ETNO) muốn đưa ra một điều luật yêu cầu bổ sung cho ITU, theo đó những công ty web/mạng phải trả tiền để có thể gửi luồng dữ liệu của mình sang những quốc gia khác. Có thể xem đây giống như kiểu thuế nhập khẩu vậy. Cụ thể hơn, hiệp hội này đề xuất rằng các nhà mạng "nên thương lượng bằng các thỏa thuận thương mại để đạt được một hệ thống bền vững để đền bù công bằng cho những dịch vụ viễn thông". Tổng thư kí Touré đã bảo vệ ý kiến này và cho rằng đây là một biện pháp dùng để trợ giá cho Internet hoặc chi phí roaming. Vị này nói "Chúng ta có thể tìm cách để giảm chi phí của kết nối Internet tại các nước đang phát triển, trong khi vẫn đảm bảo đủ doanh thu cho các nhà mạng để triển khai cơ sở hạ tầng mạng băng thông rộng".

Nếu dự luật này được thông qua rộng rãi thì nó có thể thay đổi cách mà thông tin được truyền đi bằng Internet. "Sự khác biệt về chất lượng trong quá trình cung cấp dịch vụ" mà ETNO muốn đưa ra sẽ đánh thẳng vào tính trung lập của thông tin vì nó gợi ý rằng các công ty, nhà mạng cần phải trả tiền hoặc chịu đựng những hạn chế trong kết nối. Phó giám đốc Robert Pepper của Cisco nhận xét dự luật này còn có thể ảnh hưởng đến cả người nhận thông tin chứ không chỉ về phía người gửi. Các công ty sẽ không kí hợp đồng với những quốc gia đang phát triển mà họ nghĩ là không mang lại lợi nhuận. Kết quả cuối cùng? Những nước này sẽ bị cô lập hoàn toàn khỏi mạng Internet toàn cầu. Nghị viện Châu Âu không đưa ra thái độ cụ thể đối với kế hoạch nói trên, nhưng tổ chức này nói là sẽ phủ quyết bất kì thứ gì vi phạm đến nguyên lí minh bạch của Internet (net neutrality - một nguyên lí nói rằng các nhà cung cấp dịch vụ Internet không được giới hạn quyền truy cập của người dùng vào các mạng trên thế giới).

Tuy nhiên, không chỉ ITU mới có ý định đánh thuế Internet. Một nhà cung cấp dịch vụ Internet ở Thụy Điển đang lên kế hoạch tính thêm phí đối với những người dùng có sử dụng dịch vụ VoIP trên mạng của họ. Nhà mạng AT&T (Mỹ) thì gợi ý rằng lập trình viên và các nhà phát triển ứng dụng nên gánh chịu chi phí của những người dùng app do họ viết ra. Trong khi đó, Google và những tổ chức như Public Knowledge thì đang chiến đấu để bảo vệ net neutrality ở nhiều nơi.

Tương tự như trên, những quốc gia muốn kiểm soát chặt chẽ mạng Internet của họ đã đưa ra những đề nghị giới hạn sự truy cập của người dùng. Như UAE chẳng hạn, chính phủ của nước này muốn thêm vào bộ luật của ITU những điều khoản cho phép các quốc được thiết lập bộ lọc Internet của mình với bất kì lý do nào. Còn Nga thì yêu cầu "các quốc gia thành viên nên có quyền tối cao để thiết lập và tích hợp những chính sách công cộng, bao gồm cả những chính sách quốc tế, cho việc kiểm soát Internet". Nói cách khác, chính phủ các nước này muốn nắm trong tay mạng Internet và ITU đang bị cáo buộc là giúp việc chặn nội dung trở nên dễ dàng hơn nếu tổ chức đồng ý thông qua những dự luật nói trên tại WITC 2012.

ITU tự bảo vệ mình trước những cáo buộc này bằng cách nói việc lọc nội dung Internet không phải là một thứ gì đó mới mẻ. Trong một bài diễn văn ngày 22/6, Tổng thư kí Touré chỉ ra rằng điều khoản số 34 của bộ luật ITU cho phép các quốc gia thành viên cắt những kết nối mà họ xem là "nguy hiểm đến sự an toàn của quốc gia hoặc đi ngược lại pháp luật, lệnh công cộng hoặc khuôn phép xã hội". Touré còn nói rằng "tất cả mọi quốc gia đều đã áp dụng một số giới hạn" lên nội dung trên Internet, có thể là để chống tình trạng vi phạm bản quyền hoặc giới hạn những phát ngôn mang tính chính trị. Nếu ITU không thông qua những dự thảo của các quốc gia thành viên thì có lẽ tình trạng cấm đoán nội dung cũng không bị giảm đi. Tuy nhiên, nếu ITU cụ thể hóa chúng thì tình trạng sẽ trở nên tệ hơn, nói cách khác là ITU đã cho phép các nước trên thế giới áp đặt bộ lọc Internet. Và có một điều chắc chắn là những thứ như thế sẽ không được ủng hộ rộng rãi.

Quay trở lại vị giáo sư truyền thông Winseck ở trên, ông đã chỉ ra một số mặt tích cực của việc áp đặt những giới hạn lên Internet, chẳng hạn như việc bắt buộc dùng tên thực sẽ giảm được nạn ăn cắp nội dung. Các nước cũng có thể theo dõi chặt chẽ những "thông tin nhạy cảm" nếu chúng được gửi đi. Tuy nhiên, ông cho rằng những dự thảo quá gay gắt về chuyện này thì sẽ khó có thể trở thành hiện thực mà "chỉ nằm trong wishlist". Đồng thời, Winseck nhận xét rằng cơ hội để các thành viên của ITU chiếm lấy quyền kiểm soát những gì thuộc thẩm quyền của ICANN là "tuyệt đối bằng không".

Ai sẽ là những người chống lại các dự thảo này?

Có nhiều lắm, mà một ví dụ chúng ta có thể thấy rõ đó là Google. Hiện công ty này đang thực hiện một cuộc vận động với khẩu hiệu "Một thế giới miễn phí và mở phụ thuộc vào một mạng Internet miễn phí và mở" (A free and open world depends on a free and open internet). Trưởng bộ phận Internet Vint Cerf tại Google là một trong những cái tên lớn nhất đứng lên chống lại sự kiểm soát thái quá của ITU. Có lý do để Google làm việc này: Google kinh doanh dựa trên việc gửi thông tin đi khắp nơi trên thế giới ở một mức phí rẻ, và với vai trò của một kẻ mới tham gia lĩnh vực viễn thông, họ không muốn phải kí kết thỏa thuận với một cơ quan luật pháp nữa. Một số những cái tên khác phản đối chuyện này còn có tổ chức tự do Cato Institute, Public Knowledge, Electronic Frontier Foundation. Họ cũng yêu cầu ITU tiếp tục tập trung vào việc phát triển các công nghệ viễn thông. Trung tâm Dân chủ và Công nghệ đưa ra chỉ trích là ITU đang trở thành một "cơ quan cai quản", đồng thời gửi một lá thư phản đối với chữ kí của khoảng 50 tổ chức phi chính phủ trên khắp thế giới.

Không những thế, hồi đầu năm nay, Ủy ban Năng lượng và Thương Mại Hoa Kì đã thông qua nghị quyết chống lại sự mở rộng quyền kiểm soát của ITU. Chính quyền Obama cũng có ý kiến tương tự. Nghị viện Châu Âu thì vừa ban hành nghị quyết của mình, và tất nhiên là họ cũng ủng hộ Mỹ. Tất cả 27 nước của Liên Minh Châu Âu (EC) đã bỏ phiếu chống lại ý định sự thay đổi việc kiểm soát tên miền từ ICANN sang ITU. Họ còn nói rằng "không có lời lẽ biện hộ nào cho những dự thảo đó" và "nếu nó (Internet) không bị hử hỏng, đừng sửa chửa nó".

Vậy ai sẽ ủng hộ ITU?

Tính đến thời điểm hiện tại, Nga là cái tên lớn nhất ủng hộ việc quốc tế hóa sự kiểm soát hệ thống tên miền, bổ sung điều khoản vào an ninh số và chấp thuận bộ lọc Internet. Mới đây, Nga đã tích hợp lưới lọc dữ liệu của riêng mình để khóa những trang web có nội dung đồi trụy liên quan đến trẻ em hoặc các site nói về ma túy. Quốc gia này cũng có những cuộc thảo luận tích cực với ITU. Vào năm 2011, Vladimir Putin đã gặp Tổng thư kí ITU Touré và hứa hẹn rằng Nga sẽ có những mối liên quan chặt chẽ với tổ chức này. Cũng trong buổi gặp gỡ đó, Putin và Touré đã đồng thuận về sự cần thiết của an ninh số cũng như những điều nguy hiểm mà Internet có thể gây ra cho trẻ em.

Trung Quốc cũng là một nước ủng hộ việc kiểm soát chặt chẽ hệ thống tên miền. Nước này nổi tiếng vì những đợt chặn website, khóa lưu lượng truy cập. Trong dự thảo rò rỉ mà Trung Quốc nộp lên ITU có liên quan nhiều đến an ninh số, yêu cầu ITU thêm vào bộ luật của họ quyền và trách nhiệm bảo vệ sự an toàn của mạng rrthông tin và cơ sở hạ tầng viễn thông". Indonesia cũng nằm trong diện này. Theo WCITLeaks, vẫn còn nhiều dự thảo chưa được biết đến, tuy nhiên việc các quốc gia muốn có thêm quyền với mạng Internet không phải là chuyện quá bất thường.

Vậy bản thân ITU thì sao? Tổng thư kí Touré và nhiều lãnh đạo khác của cơ quan này vẫn đang đứng trung lập và nhấn mạnh rằng nhiệm vụ của họ là "cung cấp một diễn đàn minh bạch" để thảo luận. Touré đã từng nói trước Đại học Columbia rằng "WCIT chắc chắn không phải là về chuyện chiếm lấy sự kiểm soát Internet hay giới hạn quyền tự do phát biểu cũng như quyền tự do ngôn luận của mọi người". Ông cũng nói thêm rằng ý định tách riêng Internet với viễn thông là "ngớ ngẩn". "Ai có thể nói cho tôi biết sự khác nhau giữa chúng khi nói về lưu lượng đi qua các mạng, giữa tiếng, video và dữ liệu?"

Chuyện gì sẽ xảy ra kế tiếp?

Mặc dù nội dung cuộc đối thoại WCIT vào ngày 3 đến ngày 14 tháng 12 sẽ không hoàn toàn được công bố rộng rãi nhưng chúng ta vẫn có thể theo dõi một phần của nó. Một số phiên thảo luận sẽ được truyền trực tiếp, khu vực báo chí của WCIT cũng sẽ đăng tải link đến các video và bài diễn thuyết tại sự kiện. WCITLeaks thì chắc chắn sẽ post thêm nhiều thứ khác nữa ngay khi họ biết được. Các nước thành viên cũng sẽ cập nhật thông tin của riêng họ. Các tổ chức như EFF, Public Knowledge cũng sẽ cập nhật nội dung WCIT hằng ngày. Các ủy ban như FCC của Mỹ cũng vậy. Sẽ có nhiều tranh luận nổ ra tại sự kiện này, từ việc ai, nước nào nên quản lí tên miền, và nếu có thể thì khi nào các bộ lọc Internet sẽ được chấp thuận. Còn nữa, những tranh luận này chắc chắn sẽ không chỉ dừng lại ở sự kiện tại Dubai mà còn kéo dài sau đó.

http://www.tinhte.vn/threads/1704337/

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

HƯỚNG DẪN: NERO BURNING ROM / BURN DVD-VIDEO

"TOPIC" này được viết ra để hướng dẫn: Nero Burning ROM / Burn DVD-Video
(Chỉ áp dụng cho DVD-Video “format”)

Gồm những "step" sau:

01. Bỏ ĐĨA mới /"blank" vào đầu máy "Burn".

02. “Start/Open” Nero StartSmart (trên “Desktop”) => Nero Burning ROM

03. Click “DVD-Video” (phía bên trái) => Xem hình đính kèm:

Name:  #1 - DVD-Video.jpg
Views: 305
Size:  180,5 KB

04. “Click” vào nút “New” (từ tấm hình trên/phía dưới cuối) => Một “window” mới sẽ xuất hiện.

05. Tại vị trí #5 => Chọn đúng đầu máy "Burn".

06. Từ vị trí #3 (trên hình kèm theo) => “Click” vào thư mục có chứa PHIM/vd: Kung Fu Panda (AUDIO_TS & VIDEO_TS).
(Nếu là "Image File"/ .ISO => Máng / "Mount" .ISO vào ổ ảo => Tìm đến ổ ảo)

Name:  #3 - DVD-Video Compilation.jpg
Views: 310
Size:  438,8 KB

07. Từ vị trí #4 (hình trên) => “Click” vào thư mục VIDEO_TS => Kéo sang vị trí #1 => Thả vào thư mục VIDEO_TS (có màu đỏ).

08. Nơi đây / vị trí #2 (hình dưới) => Là tất cả những thành phần sẽ được “burn” vào ĐĨA DVD-Video.

Name:  #4 - DVD-Video Compilation (2).jpg
Views: 305
Size:  263,3 KB

09. “Click” vào nút “Burn”/ #6 (hình trên) => Một “window” mới (Burn Compilation) sẽ xuất hiện :

Nơi đây, sẽ có 2 điều để lựa chọn:

a) Trên thẻ "Burn" => Tốc độ “Burn” = thấp nhất (chọn 1x nếu có thể).
b) Tổng số đĩa muốn “burn”.

Lưu ý: Tại phần “Action” => Có 3 điều để lựa chọn:

a) Determine maximum speed: "Software" sẽ xác định tốc độ “burn” tối đa của ĐĨA (nên bỏ trống bởi không cần thiết => Tốc độ chậm nhất vẫn là an toàn nhất!)
b) Simulation: Không thật sự “burn” vào đĩa. Chỉ “burn” thử/nháp xem có gì trở ngại trước khi “burn” thật lên ĐĨA (nếu bạn muốn).
c) Write: “Burn” lên ĐĨA một cách thật sự.

Name:  #5 - Burn Compilation.jpg
Views: 302
Size:  91,4 KB

10. “Click” vào nút “Burn” (phía dưới cùng).
Note: KHÔNG nên dùng đến "keyboard" & "mouse" trong lúc đang "burn" (để tránh tình trạng phiền toái, trở ngại, v..v..có thể làm gián đoạn công việc "Burning" của Nero Burning ROM trong giai đoạn này!).

11. Chấm hết & “Good Luck”!


NOTE: Nếu là "Image File"/.ISO => Máng/ "mount" .ISO vào ổ ảo.

http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/296062-huong-dan-nero-burning-rom-burn.html#post2375794

NHẬN BẢN QUYỀN WONDERSHARE VIDEO CONVERTER PRO 6 ĐẾN 5-12-2012

Wondershare Video Converter Pro là phần mềm mạnh mẽ cho Windows có khả năng chuyển đổi hầu hết các định dạng audio và video. Phiên bản mới 6 hỗ trợ cho Windows 8 và được trang bị tính năng chuyển đổi video 2D sang 3D. Bên cạnh đó, ứng dụng còn được tích hợp vào bên trong trình duyệt giúp bạn duyệt và tải video dễ dàng từ các trang web chia sẻ như YouTube. Ngoài ra, Wondershare Video Converter Pro còn cho phép bạn chuyển đổi các video trực tuyến thành các định dạng tương thích với iPod, iPhone, iPad và nhiều thiết bị khác. Cuối cùng, ứng dụng có thể cắt, trộn, thêm hiệu ứng, thêm phụ đề và đóng dấu bản quyền vào video cho bạn.


Wondershare Video Converter Pro 6
có giá bán lẻ 39 USD nhưng hãng Wondershare đang tặng không 5000 bản quyền miễn phí mỗi ngày cho đến ngày 5-12-2012. Nếu bộ đếm hiển thị Remain: 0 tức là số bản quyền phân phối trong ngày đã hết, bạn hãy thử lại vào ngày mai.

Thao tác nhận phần mềm bản quyền:
  • Truy cập trang Giveaway.
  • Nhập địa chỉ email của bạn và bấm nút Get It Free.

  • Bạn sẽ nhận được các thông tin đăng ký miễn phí từ mailer@wondershare.com cùng với địa chỉ để tải bản cài đặt trong email.


Trần Văn Ngọc Tân
http://xahoithongtin.com.vn/20121128100826453p0c206/nhan-ban-quyen-wondershare-video-converter-pro-6-den-5122012.htm 

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

CẮM SẠC LAPTOP KHI PIN ĐÃ ĐẦY CÓ HẠI KHÔNG?

Có nhiều người băn khoăn không biết làm thế nào để sử dụng thỏi pin của máy tốt nhất, như nếu cứ tiếp tục cắm sạc khi pin đã đầy có ảnh hưởng đến tuổi thọ của pin không?
Câu trả lời ở đây là các bạn có thể yên tâm rằng việc đó sẽ không gây hại gì cho pin máy cũng như toàn bộ hệ thống.

Hướng dẫn của nhà sản xuất

Các nhà sản xuất máy tính xách tay luôn cung cấp đầy đủ thông tin về cách sạc pin trong sách hướng dẫn sử dụng kèm theo máy, hoặc trên website của họ. Trong đó, nhà sản xuất sẽ có ghi chú ghi rõ về việc nên cắm sạc trong khoảng thời gian bao lâu là đủ. Một số nhà sản xuất lớn như Dell, HP, Acer khuyến khích người dùng nên thường xuyên để laptop trong trạng thái cắm sạc. Nếu không tìm thấy bất cứ thông tin nào về thời gian cắm sạc trong sách hướng dẫn, bạn có thể liên hệ trực tiếp bộ phận hỗ trợ của nhà sản xuất để có thể biết chính xác.

Thiết kế của pin

Tùy vào thiết kế sẽ quyết định dung lượng tối đa cũng như hiệu suất của pin. Hầu hết các loại pin laptop hiện nay đều có chức năng tự động ngắt sạc khi pin đã đầy, vì thế việc cắm sạc sẽ không ảnh hưởng xấu gì đến pin hoặc máy.

Nhiệt độ

Mặt dưới của laptop thường khá nóng chỉ sau vài giờ sử dụng. Điều này đôi khi dẫn tới sự hiểu nhầm rằng chính việc cắm sạc đã làm cho nhiệt độ của máy nóng lên. Tuy nhiên, độ nóng tỏa ra ở mặt dưới laptop là từ các linh kiện bên trong và bạn có thể sử dụng quạt tản nhiệt để khắc phục điều này. Việc cắm sạc thường không ảnh hưởng nhiều đến nhiệt độ của máy.

Chai pin

Chai pin là một việc không thể tránh khỏi khi sử dụng laptop cho dù bạn có “canh” thời gian sạc kỹ đến mức nào đi chăng nữa. Để làm giảm quá trình chai pin, bạn có thể áp dụng cách sau: tháo pin khi chỉ sử dụng điện và rút dây cắm sạc khỏi máy khi không sử dụng.

Theo Genk/Ehow

http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/98949/cam-sac-laptop-khi-pin-da-day-co-hai-khong-.html 

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Gmail được tích hợp công cụ duyệt tập tin trên Google Drive, file đính kèm tối đa 10GB

drive1.png

Nếu có sử dụng Gmail để gửi tập tin đính kèm, có thể bạn đã từng gặp thông báo rằng dịch vụ email này chỉ hỗ trợ file tối đa 25MB mà thôi. Tuy nhiên, với tính năng duyệt tập tin trên Google Drive mới được giới thiệu, Gmail giờ đây có thể đảm đương file với dung lượng tối đa lên đến 10GB, cao hơn 400 lần so với trước đây . Tất nhiên, nếu bạn muốn gửi một file lớn như vậy thì bắt buộc nó phải nằm sẵn trên tài khoản Google Drive của bạn. Chức năng đính kèm mới này hiện đang được cập nhật từ từ và tất cả mọi người dùng Gmail sẽ được trải nghiệm nó trong vài ngày tới.

Google tiết lộ rằng Gmail cũng có khả năng kiểm tra xem người nhận đã truy cập vào tập tin mà bạn chia sẻ hay chưa. Nó cũng có thể xem xét quyền truy cập mà bạn đang thiết lập cho tập tin đính kèm. Trong trường hợp bạn chưa chuyển file qua chế độ chia sẻ, Gmail sẽ hiện một hộp thoại cho bạn làm việc đó mà không cần phải rời email đang soạn thảo. Tính năng đính kèm mới thậm chí còn hoạt động ngay cả với một đường link Google Drive được dán trực tiếp vào nội dung mail. Cần lưu ý rằng khả năng tích hợp với Drive chỉ hoạt động khi bạn dùng cửa sổ soạn thảo mới của Google (nếu bạn chưa kích hoạt, Gmail sẽ hiện chỉ dẫn giúp bạn làm việc đó).

drive2.png
Hộp thoại cho phép chuyển chế độ chia sẻ của tập tin trên Drive ngay trong Gmail

http://www.tinhte.vn/threads/1698042/

CƠ BẢN VỀ LƯU TRỮ SỐ, PHẦN 2: Ổ ĐĨA GẮN NGOÀI VÀ MÁY CHỦ NAS

Sau phần 1 đề cập tới các loại thiết bị lưu trữ và bộ nhớ trong, phần 2 của loạt bài viết về thiết bị lưu trữ số sẽ đề cập đến hai loại thiết bị lưu trữ cắm ngoài.
Hai loại thiết bị lưu trữ cắm ngoài được đề cập lần lượt là thiết bị lưu trữ kết nối trực tiếp (DAS - Direct-attached storage) và thiết bị lưu trữ kết nối qua mạng (NAS - Network-attached storage). Cả hai đều lưu dữ liệu trong các ổ lưu trữ gắn trong (ổ cứng hặc SSD). Để đơn giản, phần sau sẽ đề cập DAS dưới tên ổ gắn ngoài.
Một vài khái niệm thường gặp
Trước tiên, ta sẽ tìm hiểu một số thuật ngữ thường gặp đối với các thiết bị lưu trữ gắn ngoài.
Hỗ trợ một ổ đĩa
Khái niệm này có nghĩa là thiết bị gắn ngoài chỉ bao gồm một ổ lưu trữ gắn trong. Một thiết bị gắn ngoài một ổ có dung lượng tối đa chính là dung lượng của ổ gắn trong, lên tới 4 TB với ổ kích thước 3,5 inch và 2 TB với ổ 2,5 inch.
Hỗ trợ nhiều ổ đĩa
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Hai ổ gắn ngoài loại lớn, hỗ trợ nhiều ổ cứng, và các ổ gắn ngoài loại nhỏ
Các thiết bị gắn ngoài hỗ trợ nhiều ổ đĩa có thể gắn nhiều ổ lưu trữ. Số ổ lưu trữ hỗ trợ có thể từ 2 ổ, như chiếc WD VelociRaptor Duo, tới 6 ổ, như chiếc Promise Pegasus R6.
Việc hỗ trợ nhiều ổ đĩa vừa giúp tăng dung lượng tối đa, vừa cho phép sử dụng các tính năng như RAID.
RAID
RAID (viết tắt của Redundant Array of Independent Disk) là hình thức cho phép kết hợp nhiều ổ lưu trữ lại thành một hệ thống lưu trữ duy nhất và yêu cầu có ít nhất là 2 ổ gắn trong. Tùy thuộc vào phương thức kết hợp, RAID có thể đem lại tốc độ cao hơn hoặc dung lượng lớn hơn, hoặc cả hai. Thông thường bạn cần phải sử dụng các ổ có cùng dung lượng cho RAID. Dưới đây là các phương thức RAID thông dụng:
RAID 1: Còn được gọi là hình thức phản chiếu dữ liệu, yêu cầu ít nhất 2 ổ gắn trong. Trong phương thức này, dữ liệu được ghi giống hệt nhau cùng lúc vào 2 ổ. Hệ thống RAID 1 có thể tiếp tục hoạt động kể cả khi một trong hai ổ bị hỏng, cho phép bạn thay nóng ổ bị hỏng mà không làm ảnh hưởng tới dữ liệu. Điểm yếu của RAID 1 là dù cho bạn có sử dụng bao nhiêu ổ cứng thì dung lượng bạn có thể dùng cũng chỉ tương đương 1 ổ. RAID 1 cũng không đem lại sự cải thiện về tốc độ và được dùng chủ yếu cho các thiết bị hỗ trợ 2 ổ.
RAID 0: Giống như RAID 1, RAID 0 cũng yêu cầu ít nhất 2 ổ gắn trong. Tuy nhiên RAID 0 hoạt động theo phương thức tổng hợp dung lượng của mỗi ổ lại thành một hệ thống lưu trữ chung, đem lại băng thông cao hơn và dung lượng tối đa. Tuy nhiên do dữ liệu ở RAID 0 được ghi theo kiểu tách rời, tức là được chia thành nhiều phần để lưu ở các ổ, nên nếu như một trong các ổ bị hỏng, dữ liệu trên tất cả các ổ còn lại cũng không dùng được. Do vậy tuy RAID 0 đem lại tốc độ và dung lượng cao hơn, khả năng xảy ra hỏng hóc cũng lớn hơn. RAID 0 được dùng chủ yếu cho các thiết bị hỗ trợ hai ổ. Nếu như chọn sử dụng RAID 0, việc sao lưu dữ liệu là bắt buộc.
RAID 10: Phương thức này chủ yếu dùng cho các thiết bị hỗ trợ 4 ổ gắn trong. Nó là sự kết hợp giữa RAID 1 và RAID 0, với hiệu năng và độ an toàn đều được nâng cao.
RAID 5: Phương thức này yêu cầu ít nhất 3 ổ gắn trong và lưu dữ liệu trên tất cả các ổ trong khi đảm bảo sự an toàn dữ liệu của hệ thống. Các đoạn dữ liệu được ghi đều lên các ổ, và được sao lưu bằng thuật toán, để đảm bảo nếu một đoạn dữ liệu bị hỏng thì nó có thể được khôi phục từ bản sao lưu và các đoạn dữ liệu còn lại. Điều này giúp đảm bảo dữ liệu của toàn hệ thống không bị mất nếu như chỉ có một ổ gắn trong hỏng.
Mặc dù khi một ổ hỏng thì dữ liệu cả hệ thống không mất, hiệu năng sẽ suy giảm cho tới khi bạn thay thế ổ hỏng. Do cân bằng được các yếu tố như dung lượng lưu trữ (khi sử dụng nhiều ổ, bạn chỉ mất dung lượng tương đương 1 ổ cho sao lưu, phần dung lượng còn lại có thể dùng để lưu trữ dữ liệu), hiệu năng và an toàn dữ liệu, RAID 5 là phương thức được ưu tiên.
RAID khá phức tạp, do vậy nếu bạn không hoàn toàn hiểu rõ các phương thức thì đó cũng là điều bình thường. Một điểm tiện lợi là các thiết bị lưu trữ ngoài hỗ trợ RAID đều đã thiết lập RAID sẵn, nên hầu như bạn sẽ không phải tự thiết lập để sử dụng RAID.
Tháo nóng: Tháo nóng là tính năng chỉ có trong các hệ thống RAID có sao lưu (tức là không thực hiện được với RAID 0), cho phép bạn thay một ổ đĩa trong mà không cần rút nguồn của cả hệ thống lưu trữ. Đây là tính năng cần thiết khi bạn muốn thay một ổ bị hỏng mà vẫn muốn hệ thống lưu trữ tiếp tục hoạt động với máy tính hoặc mạng.
JBOD: Bên cạnh RAID, những thiết bị gắn ngoài hỗ trợ nhiều ổ cũng thường có tính năng JBOD. JBOD (viết tắt của Just a Bunch Of Disk) là cách thiết lập nhiều ổ gắn trong hoạt động riêng rẽ và không liên hệ với nhau. Nói cách khác, nếu như bạn cắm một thiết bị gắn ngoài có 2 ổ và hoạt động theo kiểu JBOD, sẽ có hai ổ hiện lên trên hệ điều hành.
A. Ổ gắn ngoài
Ổ gắn ngoài được gọi là thiết bị lưu trữ kết nối trực tiếp (DAS) do nó được kết nối trực tiếp tới máy chủ – máy tính, server hay thiết bị giải trí – và bổ sung thêm dung lượng lưu trữ cho thiết bị. Có hai loại ổ gắn ngoài chính: ổ loại nhỏ và ổ loại lớn.
Ổ loại nhỏ
Đây là loại ổ gắn ngoài có ổ bên trong là ổ 2,5 inch (ổ cho laptop), có thể sử dụng ổ cứng thường HĐ hoặc ổ cứng thể rắn SSD. Nhìn chung loại ổ này gọn, nhẹ và tiện mang theo. Ổ loại nhỏ gần như chỉ được chia thành một ổ trong hệ điều hành và thường sử dụng điện được cấp trực tiếp qua sợi cáp kết nối. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cần phải sử dụng thêm một nguồn điện ngoài cho ổ loại nhỏ.  Các ổ gắn ngoài loại nhỏ được thiết kế cho những người cần mang theo dữ liệu bên mình, như người dùng laptop hoặc cho mục đích chuyển dữ liệu giữa các máy tính một cách dễ dàng.
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Elgato Thunderbolt SSD, ổ gắn ngoài loại nhỏ sử dụng kết nối Thunderbolt
Hầu hết các ổ gắn ngoài loại nhỏ đều kết nối qua cổng USB. Elgato Thunderbolt SSD là ổ loại nhỏ đầu tiên sử dụng kết nối Thunderbolt.
Ngoài ra còn một thiết bị lưu trữ rất nhỏ gọn khác, không sử dụng ổ gắn trong mà dùng chip nhớ để lưu trữ. Thiết bị này có thể gọi là ổ nhớ USB, mặc dù người Việt Nam vẫn hay gọi nó là "cái USB". Chip nhớ flash trong ổ nhớ USB cũng có cấu tạo giống như trong SSD, nhưng được nối trực tiếp với một đầu cắm USB để có thể cắm vào cổng USB của thiết bị sử dụng. Ổ nhớ USB rất thông dụng do kích thước nhỏ gọn và giá rẻ. Dung lượng phổ biến hiện nay là từ 2 GB tới 16 GB, nhưng cũng có những thiết bị có dung lượng tới 128 GB, như chiếc Lexar Echo MX.
Ổ loại lớn
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Bên trong ổ gắn ngoài loại lớn có thể là một hoặc nhiều ổ cứng gắn trong
Ổ gắn ngoài loại lớn sử dụng ổ cứng gắn trong với kích thước 3,5 inch và có thể chia thành một ổ hoặc nhiều ổ. Do đó nó thường được để cố định, luôn kết nối với máy tính. Một vài thiết bị, như Pegasus R6, quá to để đem theo người.
Các chuẩn kết nối của ổ cắm ngoài
Nhìn chung ổ cắm ngoài có thể sử dụng bốn loại chuẩn kết nối sau đây:
1. USB
USB (Universal Serial Bus) là chuẩn kết nối được sử dụng thông dụng nhất trên máy tính và các thiết bị điện tử. Hiện tại có hai chuẩn USB chính: USB 2.0, với tốc độ tối đa là 480 Mbps USB 3.0, với tốc độ tối đa là 5 Gbps. USB 2.0 gần như xuất hiện trên tất cả các máy tính trong thập niên trước, trong khi chuẩn USB 3.0 mới trở nên thông dụng trong khoảng 3 năm trở lại đây.
USB 3.0 có thể tương thích ngược với USB 2.0, có nghĩa là ổ gắn ngoài dùng chuẩn USB 3.0 có thể hoạt động với một cổng USB 2.0 và ngược lại. Tuy nhiên để đạt hiệu năng cao nhất thì cả ổ gắn ngoài và máy tính đều cần hỗ trợ USB 3.0. Cách dễ nhất để nhận biết chuẩn USB là nhìn vào màu sắc của cổng kết nối: nếu cổng kết nối màu xanh nghĩa là nó dùng USB 3.0.
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Hai cổng USB 3.0 (với màu xanh) và hai cổng FireWire 400 (dưới cùng) ở mặt sau của thùng máy
Trên máy chủ, cổng USB luôn có bề ngoài giống nhau (được gọi là cổng cái A), cho phép kết nối các thiết bị USB bất kỳ chuẩn nào. Trong khi đó có nhiều loại cổng USB trên thiết bị lưu trữ (được gọi là cổng cái B), và yêu cầu loại cáp kết nối cũng khác nhau.
Cáp kết nối USB nối với cả hai đầu. Đầu gắn vào máy chủ (gọi là đầu đực A) luôn giữ nguyên. Đầu còn lại (gọi là đầu đực B) phụ thuộc vào cổng USB trên thiết bị lưu trữ.
Những loại cáp USB thông dụng nhất bao gồm:
Cáp USB (đầu đực A, đầu đực B): Đây là loại cáp USB thông dụng, thường dùng cho máy in hoặc các ổ gắn ngoài loại lớn dùng kết nối USB 2.0.
Cáp Mini-USB (đầu đực A, đầu đực B loại mini): Đây là cáp cho chuẩn USB 2.0, dùng cho các thiết bị có cổng Mini-USB. Các ổ gắn ngoài và smartphone loại cũ thường dùng chuẩn này.
Cáp Micro-USB (đầu đực A, đầu đực B loại micro): Đây là loại cáp USB 2.0 thông dụng nhất hiện nay, được dùng trên phần lớn các smartphone và ổ gắn ngoài hiện tại.
Cáp USB 3.0 (đầu đực A, đầu đực B): Đây là loại cáp USB 3.0 kích thước thông thường, được sử dụng trên hầu hết các ổ gắn ngoài loại lớn hỗ trợ chuẩn USB 3.0. Cả hai đầu cáp đều có màu xanh, để phân biệt với cáp USB thông thường.
Cáp Micro-USB 3.0 (đầu đực A, đầu đực B loại micro): Đây là cáp được sử dụng cho các ổ gắn ngoài loại nhỏ hỗ trợ chuẩn USB 3.0. Thường thì chỉ có đầu đực A kết nối vào máy tính có màu xanh.
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Ba loại cáp USB thông dụng. Từ trái qua: Cáp Micro-USB, cáp USB 2.0 chuẩn, và cáp Micro-USB 3.0 (một đầu của nó có màu xanh)
Các thiết bị lưu trữ dùng cổng USB đều được bán kèm cáp nối. Tuy nhiên nếu như bạn có lỡ làm mất cáp thì cũng không phải lo, vì cáp USB thường có thể sử dụng chung, và nếu mua mới thì cũng không đắt lắm, chỉ cần bạn để ý mua đúng loại cáp phù hợp với thiết bị của mình.
2. FireWire hay IEEE 1394
Đây là một chuẩn kết nối linh kiện thường dùng trên các máy tính cũ, đặc biệt là các máy Mac. Nó bao gồm hai chuẩn là FireWire 400 và FireWire 800, với tốc độ tương ứng là 400 Mbps và 800 Mbps. Chuẩn FireWire cho phép bạn nối tiếp nhiều thiết bị với nhau vào một máy tính chỉ có một cổng FireWire. FireWire 400 và FireWire 800 dùng các loại cáp riêng, và cũng có cáp kích cỡ thông thường và kích cỡ nhỏ. Tuy nhiên hiện nay chuẩn kết nối này đã lỗi thời và các máy tính mới không còn hỗ trợ chuẩn này.
3. eSATA hay external SATA
Như đã nói trong phần 1, SATA là giao diện chuẩn để kết nối ổ gắn trong với bo mạch chủ. eSATA cho phép giao diện này được sử dụng ở bên ngoài máy, giống như USB hay FireWire. eSATA đem lại tốc độ giống như SATA, và hiện tại đạt tối đa là 6 Gbps. Tuy có tốc độ cao, các máy tính ít khi hỗ trợ sẵn kết nối eSATA, thường thì bạn sẽ cần thêm một cạc kết nối. Chỉ có một loại cáp nối eSATA, với hai đầu giống hệt nhau.
4. Thunderbolt
Thunderbolt là kết nối mới nhất và nhanh nhất hiện tại. Nó được giới thiệu vào đầu năm 2011, và ban đầu chỉ có trên các máy Mac. Chuẩn Thunderbolt cho tốc độ tối đa lên tới 10 Gbps. Bên cạnh đó, chuẩn này cho phép tới 7 thiết bị nối tiếp nhau mà không làm ảnh hưởng tới tốc độ. Thunderbolt không chỉ dành cho các thiết bị lưu trữ; nó cũng có thể truyền tín hiệu âm thanh và hình ảnh, khiến cho nó trở thành chuẩn kết nối linh hoạt và mạnh nhất hiện nay.
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Cáp FireWire 800 (bên trái) và cáp Thunderbolt
Tuy nhiên Thunderbolt không hoàn hảo. Hiện tại nó chủ yếu được dùng trên các máy Mac, và sử dụng chuẩn này cũng rất tốn kém. Một ổ hỗ trợ cổng Thunderbolt có thể đắt hơn ổ tương tự dùng USB 3.0 tới 150 USD. Một sợi cáp Thunerbolt cũng có giá tới 50 USD, và nhiều thiết bị Thunderbolt còn không được bán kèm cáp. Dù vậy có thể coi một sợi cáp cũng là một thiết bị với các thành phần điều khiển, cho phép bổ sung nhiều tính năng và đem lại sự ổn định hiệu năng. Hiện tại chỉ có một chuẩn cho cổng và cáp kết nối Thunderbolt.
B. Thiết bị lưu trữ kết nối qua mạng (NAS)
NAS (Network-attached Storage) là giải pháp nhằm khắc phục điểm yếu của ổ gắn ngoài: nó kết nối vào mạng và cho phép tất cả các thiết bị trong mạng truy nhập dung lượng lưu trữ. Đối với người dùng gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ, có hai loại NAS chính: máy chủ NAS và bộ định tuyến hỗ trợ NAS.
Máy chủ NAS
Máy chủ NAS bao gồm ổ cứng kết nối với thiết bị mạng, thay vì nối với máy tính. Một máy chủ NAS thường kết nối trực tiếp đến bộ định tuyến hoặc chuyển mạch qua cáp mạng. Nó cũng giống như một máy chủ với nhiều ổ cứng, nhưng thay vì điều khiển bằng chuột, bàn phím hay hiển thị qua màn hình, nó có thể được điều khiển thông qua giao diện Web. Để tận dụng tốt nhất máy chủ NAS, bạn cần kết nối nó với một mạng Gigabit có dây.
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Một máy chủ NAS của Buffalo, thương hiệu khá nổi tiếng ở Việt Nam
Tùy thuộc vào thiết lập, một máy chủ NAS có thể có nhiều chức năng bên cạnh việc lưu trữ. Nó có thể là máy chủ giải trí, có khả năng truyền các nội dung số tới thiết bị trong mạng, lưu nội dung để có thể truy nhập từ xa qua mạng Internet, hoặc thậm chí có các ứng dụng dành riêng cho thiết bị. Hiện tại Synology là hãng cung cấp nhiều máy chủ NAS với gần như tất cả các tính năng bạn có thể trông chờ. Ở Việt Nam, các máy chủ NAS của hãng Buffalo (Nhật Bản) cũng khá thông dụng, với mức giá hợp lý.
Bộ định tuyến hỗ trợ NAS
Cơ bản về lưu trữ số, phần 2
Sử dụng bộ định tuyến có cổng USB cũng là một giải pháp NAS
Có nhiều bộ định tuyến hỗ trợ cổng USB, thậm chí có thể trang bị ổ cứng cùng router. Một vài loại được trang bị sẵn ổ cứng bao gồm Time Capsule của Apple hay My Net N900 Central của Western Digital. Thường thì các bộ định tuyến không dây cao cấp đều được trang bị một hoặc hai cổng USB để bạn gắn ổ cứng ngoài.
Các loại bộ định tuyến này thường hỗ trợ hai chức năng chính: chia sẻ dữ liệu và truyền nội dung số. Chúng cũng có tính năng NAS như một tùy chọn cho những người chỉ muốn sử dụng tính năng lưu trữ qua mạng. So với máy chủ NAS, phương pháp này có ít tính năng hơn và tốc độ chậm hơn nhiều. Tuy nhiên với nhu cầu sử dụng thông thường, một vài thiết bị, như Linksys EA4500, có tốc độ rất tốt.
Tuấn Anh

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CÁCH GỬI EMAIL ĐÍNH KÈM FILE VỚI MỌI DUNG LƯỢNG

Mọi người đều đã quá quen thuộc với việc gửi tệp tin (file) qua email bởi tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ email đều cho phép người dùng gửi những tập tin lớn, mà hầu hết đều hạn chế dung lượng file ở một số MB nào đó.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng
Attachments.me là một ứng dụng mở rộng của trình duyệt web Chrome, cho phép bạn gửi kèm file ở bất cứ dung lượng nào vào email. Bạn không cần phải mất một khoản phí nào. Tất cả những gì cần làm là:
- Có một tài khoản Dropbox, Box hoặc Google Drive (tất cả đều miễn phí)
- Có một tài khoản Gmail
- Cài đặt trình duyệt Google Chrome
Trước khi tiến hành, bạn hãy tải file lên dịch vụ đám mây (Dropbox, Box hoặc Google Drive). Một lưu ý nữa là ứng dụng này tương thích tốt với Gmail.

Cài đặt

1. Cài đặt phần mở rộng trong Chrome.
2. Đăng nhập vào tài khoản Gmail. Bạn nên để hộp pop-up để kích hoạt phần mở rộng.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng
3. Chọn dịch vụ đám mây mà bạn muốn dùng.
4. Một khi tài khoản của bạn đã kết nối, bạn sẽ có thể soạn thảo email và gắn kèm bất kỳ file nào đã lưu trong đám mây của bạn. Bạn sẽ thấy bên dưới link “Attach a file” có đường link Insert: Cloud file. Đây là đường link của Attachments.me. Nó hoàn toàn khác với link Attach a file – link mặc định đính kèm file của Gmail.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
5. Sau khi click vào “Insert: Cloud file”, bạn sẽ thấy một cửa sổ khác để bạn chọn dịch vụ đám mây và vào tất cả các file, folder của bạn. Click vào file mà bạn muốn gửi kèm và nhấn “Insert”.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
6. Đường link sẽ chèn vào email. Người nhận email chỉ cần click vào đường link để truy cập đến file.
Cách gửi email đính kèm file với mọi dung lượng 
7. Và cuối cùng, đừng quên nhấn “Send”!
Ngoài đính kèm các file trên đám mây, Attachments.me là một giải pháp rất tuyệt vời để sắp xếp tất cả các file đính kèm đã nhận và gửi qua email. Chỉ cần truy cập tài khoản của bạn, bạn sẽ thấy một thư viện tất cả các email đính kèm và có thể sắp xếp chúng theo cách mình thích. Điều này rất tiện lợi so với việc scan hay tìm kiếm file trong hộp thư của bạn. Bạn cũng có thể dễ dàng đính kèm file lần nữa cho một email mới, ngay từ ứng dụng web.
Thực sự, đính kèm file khi gửi email quan trọng như lưu file vào ổ cứng, vì thế chúng ta nên tìm ra những ứng dụng hữu ích để sử dụng. Attachments.me là một phần mở rộng rất hay dành cho người dùng Chrome.
Theo ICTNews

http://www.quantrimang.com.vn/kienthuc/thu-thuat/91905_Cach-gui-email-dinh-kem-file-voi-moi-dung-luong.aspx 

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

2 CÁCH IN HOẶC LƯU MỘT DANH SÁCH THƯ MỤC VÀO 1 FILE

n một danh sách thư mục là một điều không được người sử dụng máy tính thực hiện thường xuyên, nhưng khi bạn cần in một danh sách của một thư mục với rất nhiều các tập tin trong đó, bạn sẽ không thể đơn giản chỉ gõ bằng tay tên tập tin. 
 

Bạn có thể muốn in một danh sách thư mục của video, âm nhạc, ebooks... Hoặc, ai đó tại công ty có thể yêu cầu bạn trình một danh sách các file hồ sơ mà bạn đã tạo ra cho các phần mềm, hoặc những điều tương tự. Nếu danh sách các file nhỏ, bạn có thể viết ra hoặc gõ bằng tay. Tuy nhiên, nếu bạn có rất nhiều tập tin, thì thủ thuật sau đây sẽ giúp bạn thực hiện nhiệm vụ một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn nhiều.


1. Sử dụng dòng lệnh
 
 
In hoặc lưu một danh sách thư mục bằng cách sử dụng các dòng lệnh là một việc khá dễ dàng. Trong Windows Explorer, vào thư mục mà bạn muốn in hoặc lưu danh sách. Bấm phím Shift cùng lúc với việc nhấp chuột phải trên thư mục. Chọn cửa sổ lệnh Open từ menu popup.

 

Tại dấu nhắc lệnh, gõ lệnh sau và nhấn Enter: dir> print.txt

Một file có tên gọi là print.txt sẽ được tạo ra trong thư mục.

Khi bạn mở file trong Notepad, hoặc trong trình soạn thảo văn bản yêu thích của bạn hoặc trình xử lý, bạn sẽ thấy cùng một danh sách thư mục mà bạn sẽ thấy trong cửa sổ lệnh sử dụng lệnh "dir".

2. Sử dụng công cụ miễn phí
 

Có một cách dễ dàng để in và lưu các danh sách thư mục bằng cách sử dụng một công cụ miễn phí. Directory List & Print cho phép bạn tạo ra các danh sách thư mục có thể được tùy chỉnh, được lưu như các tập tin, và in ấn.


Chú ý: Có một phiên bản miễn phí và một phiên bản Pro Directory List & Print. Một số tính năng trong phiên bản miễn phí sẽ bị vô hiệu hóa và chỉ sử dụng được trong phiên bản Pro với giá 20 USD. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí vẫn cung cấp khá nhiều tính hữu ích để tạo ra danh sách thư mục bạn có thể in hoặc lưu.


Directory List & Print là một chương trình di động không cần phải được cài đặt. Đơn giản chỉ cần giải nén file zip tải về.


Một trong những tính năng đặc biệt tiện dụng của Directory List & Print là khả năng thêm tùy chọn vào phần ngữ cảnh của trình đơn Explorer dành cho các thư mục. Điều này cho phép bạn nhanh chóng tạo ra một danh sách cho một thư mục trong Explorer. Để làm điều này, bạn phải phải có tự cách chạy chương trình như một admin. Nhấp chuột phải vào file .exe và chọn Run as administrator từ menu popup.
Khi chương trình mở ra, chọn Add to Directory Context Menu từ menu Setup.

Một hộp thoại thông tin hiển thị sẽ tuyên bố rằng tùy chọn đã được thêm vào trình đơn.

Để tạo ra một danh sách của thư mục, bạn nhấn phải chuột vào một thư mục trong Windows Explorer và chọn Open in Directory List + Print từ menu popup.

Chương trình sẽ mở ra và một danh sách các thư mục được lựa chọn hiển thị trong hộp văn bản ở dưới cùng của cửa sổ luôn luôn hiển thị, không ảnh hưởng gì tới việc tab nào đang hoạt động ở phía trên cùng của cửa sổ. Tab thư mục sẽ hiển thị cho phép bạn tự chọn một thư mục và thiết lập chế độ yêu thích, hoặc những thư mục mà từ đó bạn có thể tạo ra những danh sách bình thường. Một số thư mục hệ thống phổ biến đã được thêm vào mục Favorites để truy cập dễ dàng hơn.

Tab Selection sẽ cho phép bạn định ra những gì được hiển thị trong danh sách thư mục, chẳng hạn như ngày, thời gian, và kích thước.

Tab Output cho phép bạn gửi danh sách thư mục tới một máy in hoặc copy danh sách này vào clipboard để dán vào bất kỳ trình soạn thảo văn bản, xử lý văn bản, hoặc chương trình nào khác chấp nhận văn bản đơn giản. Bạn cũng có thể mở danh sách thư mục trong Word hoặc Excel ngay trong Directory List & Print.

Ví dụ, đây là một danh sách thư mục của các tập tin mp3 trong Excel. Các cột sẽ được tự động được đặt vào các cột trong bảng tính.

Chúng tôi cũng copy danh sách này vào clipboard và dán nó vào Notepad. Các cột này được chia theo những khoảng cách thích hợp đều nhau như một bảng.

Do Directory List & Print không được cài đặt, nên sẽ không có phím tắt cho chương trình trên máy tính để bàn. Bạn có thể thêm phím tắt bằng cách sử dụng phương pháp chuẩn của Windows, hoặc bạn có thể dễ dàng thêm một phím tắt lên desktop từ bên trong chương trình. Đơn giản chỉ cần chọn Add Program Shortcut vào desktop từ menu Setup.

Nếu bạn muốn có một danh sách thư mục trên ổ đĩa mạng lưới, sử dụng các tùy chọn Network Drive trên menu Setup trong Directory List & Print. Bạn cũng có thể kéo và thả một thư mục từ Windows Explorer vào cửa sổ chương trình để nhanh chóng tạo ra một danh sách của mục đó.


Bạn có thể tải Directory List & Print theo đường dẫn: http://www.infonautics.ch/directorylistprint/.

 
 
 
Thu Trang

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

DOWNLOAD PHIM HD BẰNG IDM : TỐC ĐỘ MAX - REBUILDING 1 NỐT NHẠC

1_Khi cài đặt IDM xong bạn setup như hình sau:


Trong cùng một ổ (ví dụ ổ D) như hình.
Thư mục của temporary directory = mình tạm đặt nó là IDM Folder
Thư mục của Default download directory for "general" catelogy = mình đặt là IDM Download
Nói chung là bạn muốn đặt gì cũng được, miễn là thư mục chứa file downloadtemporary directory nằm cùng 1 ổ.
Và cái đánh dấu đỏ trong hình là quan trọng nhất. Nó chính là sự khác biệt mà các phiên bản IDM trước không có!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2_Cài đặt Default.max.conn.number = 1 như hình


Thông thường, những bạn hay down nhiều, những file nhỏ, host nước ngoài...thường hay thiết lập giá trị này = 16. Sẽ download được với tốc dộ cao nhất.
Đây là mình đang nói riêng về những file lớn vài GB đến vài chục GB. Và thử nghiệm với Fshare. Các bạn cứ thiết lập là = 1 nhé. Tốc độ khi chỉ download 1 file duy nhất đạt được khoảng 85-90 % so với đặt là = 16 (cũng có lúc max do server trong nước khá tốt). Khi download 2 file trở lên cùng lúc thì tốc độ + lại đảm bảo luôn max.

Và điều quan trọng nhất là cảm giác của bạn khi nhìn nó rebuilding ==> nhanh như 1 tia chớp dù là file vài chục GB (Điều này các phiên bản IDM trước chưa bao giờ đạt được với tất cả các kiểu cài đặt)


Bước 1 và 2 là cơ bản: giải tỏa cho những ai còn bực mình với IDM về khoản treo máy khi rebuilding... giờ thì có thể vô tư thoải mái

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

3_ Bước tiếp theo này sẽ hướng dẫn 1 cách hiệu quả nhất về việc add hàng loạt file xếp hàng vào IDM rồi đi ngủ (chỉ dành cho ai chưa biết nhé)


Việc xếp hàng nhưng chưa download % nào, s hạn chế được việc lỗi file phim HD khi down xong.


*Chỉ xếp file vào hàng nhưng chưa download : bỏ đánh dấu như hình dưới:





*Khi download hiện ra bạn bấm vào "download Later" như hình :



*Add 1 loạt file vào xong bạn sẽ được ngăn nắp gọn gàng như sau :



*Cuối cùng là bấm vào sheduler - files in the queque - đặt download = 2 (vừa đủ chạy hết tốc độ của đường truyền - và 2 cũng là tốt, ổn định và đảm bảo nhất
) - và bấm Start now




Bạn có thể add 1 lúc vài trăm file và cứ để cho nó chạy vô tư với tốc độ max + không hề có rebuliding. Đi ngủ hoặc đi du lịch vài ngày về cũng ok

Và nhớ vào power option của win chỉnh lại đừng cho nó ngủ giữa chừng nhé. Không là toi công của các bạn đấy. làm như hình sau là được:



Và đây là là phiên bản silent mới nhất 6.12 build 26 của IDM. Khi cài đặt bạn chỉ cần điền tên của bạn hay bất kì vào - hoặc đánh dấu vào ô "sử dụng tên của máy tính" và chờ 1 chút là xong

http://www.hdvietnam.com/diendan/4-software-ky-thuat-phan-mem/455191-download-phim-hd-bang-idm-toc.html